Logo Website

BÀO CHẾ HOẮC HƯƠNG

13/03/2018
Lá khô thái nhỏ, dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ làm thuốc hoàn tán.

HOẮC HƯƠNG

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.; Họ hoa môi (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Thứ lá tía, mùi thơm nồng, khô, không ẩm mốc không bị sâu là tốt.

Thứ lá trắng, ít thơm là xấu.

Không nhầm với lá cà (thứ giả). Ta cũng cần phân biệt cây này với cây thổ hoắc hương (Agostache rugosa (F.et M) O. Ktze, họ hoa môi) ít dùng. Lá cây hoắc hương có răng cưa hình trứng, lá cây thổ hoắc hương có hình gần giống tam giác, răng cưa nhỏ.

Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là long não patchouli).

Còn có chất chát và chất đắng.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh tỳ, vị và phế.

Tác dụng: Ôn trung, phát tán, tỉnh tỳ, hòa vị.

Chủ trị: Trị nôn mửa, hoắc loạn, kích thích tiêu hóa và thông bộ máy hô hấp. Ngoài ra còn chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Âm hư không có thấp, dạ dày uất nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Lá khô thái nhỏ, dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ làm thuốc hoàn tán.

Bảo quản: Phơi râm cho khô, đựng kín, để nơi cao ráo. Tránh nóng vì mất tinh dầu.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005