Logo Website

BÀO CHẾ HUYỀN HỒ SÁCH

04/04/2018
Bỏ hết tạp chất, cho vào nồi đổ giấm vào (cứ 10kg huyền hổ sách thì dùng 2 kg giấm) đun nhỏ lửa cho giấm cạn hết: phơi khô, lúc dùng giã nát, tẩm rượu hay muối tùy theo từng trường hợp.

HUYỀN HỒ SÁCH

Tên khoa học: Corydalis ambigua Ch. et Sch; Họ thuốc phiện (Papaveraceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ vẫ gọi là củ. Dùng củ chắc, cứng, sắc vàng ánh, vỏ nhăn nheo, không mốc mọt.

Thành phần hóa học: corydalin protopin… corybulbin và dehydrocorydalin.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào kinh can kiêm vào phế và tỳ.

Tác dụng: Lợi khí, chỉ đau, thông huyết.

Công dụng : phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau bụng, đau khắp chân tay mình mẩy.

- Tẩm rượu: hành huyết

- Tam giấm: cắt cơn đau

- Đùng sống: phá huyết

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: có kinh trước kỳ, người hư yếu, có chứng băng huyết, rong huyết, sản hậu, huyết hư, chóng mặt thì không nên dùng. Kỵ thai.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Bỏ hết tạp chất, cho vào nồi đổ giấm vào (cứ 10kg huyền hổ sách thì dùng 2 kg giấm) đun nhỏ lửa cho giấm cạn hết: phơi khô, lúc dùng giã nát, tẩm rượu hay muối tùy theo từng trường hợp.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Bỏ tạp chất, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, phơi khô (dùng tẩm rượu sao).

- Tẩm giấm (20%) sao qua (cách này thường dùng); có khi tẩm rượu sao.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, có thể sấy hơi diêm sinh đế phòng mọt.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005