Logo Website

BÀO CHẾ KHA TỬ

19/04/2018
Rửa sạch, ủ mềm, bọc giấy bản, thấm nước, lùi chín, lấy thịt dùng, bỏ hạt.

KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz. Họ bàng (Combretaceae)

Bộ phận dùng: Quả. Quả ngoài vỏ vàng ngà, rắn, chắc là tốt.

Thành phần hóa học: Acid chebulinic, chất mỡ, chất chát và acid enlagic.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, chua, sáp, tính ấm. Vào hai kinh phế và đại trường.

Tác dụng: Liễm phế, sáp trường.

Công dụng: Ho hen cấp tính, ho khản tiếng, ỉa chảy, kiết lỵ, ra huyết, lòi tròn trê, di tinh, bạch đái, đau bụng lãi.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Kiêng kỵ: Mới cảm, có thực tà không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Rửa sạch, ủ mềm, bọc giấy bản, thấm nước, lùi chín, lấy thịt dùng, bỏ hạt.

Theo kinh nghiệm Viện Đông y:

Rửa sạch, để ráo nước, sao sơ, lúc bốc thuốc thang giã dập, bỏ hạt dùng.

Theo kinh nghiệm của nhân dân:

- Lấy vỏ giã dập rồi ngậm để trị đau cổ họng hoặc ho mất tiếng.

- Người thường ca hát, dùng thịt quả kha tử nhào với mật ong và ô mai ngậm cho thành tiếng, tránh bị khô cô.

Bảo quản: Thường đem phơi để tránh mọt, đựng kín.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005