Logo Website

BÀO CHẾ KHỔ SÂM

29/04/2018
Mới hái về, ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 giờ lấy ra thái lát, phơi khô (thường dùng).

KHỔ SÂM (cây dã hòe)

Tên khoa học: Sophora flavescens Ait.; Họ đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ dài to sắc vàng trắng, vị rát đắng. Không nhầm với rễ cây sơn đậu căn.

Ở Việt Nam cây khổ sâm cho lá có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep (họ thầu dầu, Eupliorbiaceae). Thường dùng cành lá và rễ. Lá hình bầu dục nhọn đầu, mặt trên xanh sẫm có chấm lốm đốm, mặt dưới bạc, ít rễ con, ít đắng so với rễ khổ sâm bắc.

Thành phần hóa học (của cây khổ sâm bắc): có cytisin, martrin.

Tính vị - quy kinh: Vị rất đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và thận.

Tác dụng: Táo thấp, tháng nhiệt.

Công dụng - liều dùng: Tiêu hóa kém, bụng tích đau, bí đại tiện, trị kiết lỵ, xuất huyết ở ruột.

Khổ sâm bắc: Ngày dùng 4 - 8g.

Khổ sâm nam: Ngày dùng 6 - 12g (rễ lá).

Kiêng kỵ: tỳ vị hư mà không thấp, can thận hư mà không nhiệt không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Mới hái về, ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 giờ lấy ra thái lát, phơi khô (thường dùng).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Mới đào rễ về, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô.

- Lá dùng tươi hoặc khô, sắc uống hoặc tán bột.

Bảo quản: Dễ mốc mọt nên cần để nơi khô, ráo, kín.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005