Logo Website

Hoài Sơn/ Củ mài

17/01/2018
Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu, thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.
Với công năng kiện tỳ, chỉ tả, bổ phế khí, ích thận, cố tinh, giải độc, được dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy hoặc trẻ em bị vàng da, bụng ỏng, mắt mũi nhoèn gỉ mà YHCT gọi là “bệnh cam”, có thể phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ: bạch truật, hoàng kỳ, bạch biển đậu… hoặc trong trường hợp khí phế hư nhược, đoản hơi, mệt mỏi, ho khan, phối hợp với đảng sâm, cát cánh, bách bộ… Còn dùng khi thận hư, mộng tinh, di tinh, tiểu tiện không cầm, phụ nữ bạch đới, phối hợp với ba kích, kim anh, khiếm thực…, đái tháo đường, phối hợp với mạch môn, thiên hoa phấn, sinh địa… Dùng ngoài, trị viêm tuyến vú gây đau đớn: củ mài tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng đau. Nói chung, cách dùng vị hoài sơn là rất phong phú và đa dạng.
Tác dụng của Hoài Sơn
  • Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu.
  • Chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên.
  • Chữa tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen.
  • Trị bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu.
  • Chữa thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.
Ngày dùng từ 10g đến 20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
 
Cách dùng Hoài Sơn

Một số chứng bệnh hay dùng hoài sơn:

- Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày: hoài sơn tươi, nấu cháo ăn mỗi buổi sáng hoặc hoài sơn, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 10g. Dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang. Uống nhiều tuần, tới hết triệu chứng.
 Cây và vị thuốc hoài sơn.

- Trị chứng cam tích ở trẻ em: hoài sơn 60g, mạch nha, sơn tra, bạch phục linh, bạch biển đậu, thần khúc, đương quy, mỗi vị 45g, bạch truật, trần bì, sử quân tử, mỗi vị 30g, hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 20g. Dùng dưới dạng hoàn mật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 6g. Uống nhiều tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Bổ thận cố tinh, trị di, mộng tinh, tiểu tiện không cầm được: hoài sơn 80g, khiếm thực 60g, đỗ trọng 60g, tang ký sinh, tỳ giải, thổ phục linh, mỗi vị 40g, rễ cỏ xước (hoặc ngưu tất) 20g, vỏ cây trang 30g, rau má 100g, thục địa 120g. Dạng thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g.

- Trị chứng liệt dương, đau lưng, chân tay lạnh: hoài sơn, ngũ gia bì, sơn thù du, mỗi vị 10g, ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 12g, cẩu tích, quế tâm, độc hoạt, mỗi vị 8g, phòng phong 6g. Ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc hoặc dưới dạng hoàn mật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị âm hư hỏa vượng, người nóng bốc từng cơn kèm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: hoài sơn, sơn thù du, mỗi vị 16g, trạch tả, bạch linh, mẫu đơn bì, mỗi vị 12g, thục địa 8g. Dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang hoặc viên hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12-16g. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị tiểu đường: hoài sơn, sinh địa, mỗi vị  20g, thạch hộc, mẫu đơn bì, kỷ tử, mỗi vị 12g, thiên hoa phấn, sa sâm, sơn thù du, mỗi vị 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Uống nhiều ngày.

Tên khác: Khoai mài, sơn dược, mằn chèn (Tày), hìa dòi (Dao)...
 
 
1. Nguồn gốc, phân bố
 
 Dioscorea L. là chi  duy nhất trong họ Dioscoreaceae, có tổng số khoảng 140 loài đều là loại dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Đông và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam có khoảng 30 loài, một số là cây trồng lấy tinh bột từ củ và hầu hết được dùng làm thuốc.
 
2. Đặc điểm thực vật
 
 Cây dây leo, thân nhẵn, hơi có cạnh và viền cạnh có màu đỏ. Lá đơn mọc so le hay mọc đối hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 - 10 cm, rộng 6 - 8 cm, gân lá 5 - 7, cuống lá dài 1,5 - 3,5 cm. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực dài 40 cm, cụm hoa cái cong dài 20 cm, bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau, có 6 nhị.
Củ hình thành từ chùm rễ tia củ, hình trụ và có khía ở phía dưới, chiều dài củ 30 - 50 cm.
 
3. Điều kiện sinh thái
 
Cây hoài sơn là cây ưa sáng và ưa ẩm, thích hợp ở đất giàu dinh dưỡng, có tầng canh tác dày hoặc đất có nhiều mùn.
 
4. Giá trị làm thuốc
 
Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng là rễ củ.
 
Hoài sơn là rễ củ đã chế biến của cây củ mài. Cây củ mài có nhiều ở những vùng đồi núi phía Bắc nước ta.

Công dụng của Hoài Sơn
Với công năng kiện tỳ, chỉ tả, bổ phế khí, ích thận, cố tinh, giải độc, được dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy hoặc trẻ em bị vàng da, bụng ỏng, mắt mũi nhoèn gỉ mà YHCT gọi là “bệnh cam”, có thể phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ: bạch truật, hoàng kỳ, bạch biển đậu… hoặc trong trường hợp khí phế hư nhược, đoản hơi, mệt mỏi, ho khan, phối hợp với đảng sâm, cát cánh, bách bộ… Còn dùng khi thận hư, mộng tinh, di tinh, tiểu tiện không cầm, phụ nữ bạch đới, phối hợp với ba kích, kim anh, khiếm thực…, đái tháo đường, phối hợp với mạch môn, thiên hoa phấn, sinh địa… Dùng ngoài, trị viêm tuyến vú gây đau đớn: củ mài tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng đau. Nói chung, cách dùng vị hoài sơn là rất phong phú và đa dạng
 
Tác dụng của Hoài Sơn
  • Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu.
  • Chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên.
  • Chữa tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen.
  • Trị bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu.
  • Chữa thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.
Ngày dùng từ 10g đến 20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Cách dùng Hoài Sơn
Một số chứng bệnh hay dùng hoài sơn:
- Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày: hoài sơn tươi, nấu cháo ăn mỗi buổi sáng hoặc hoài sơn, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 10g. Dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang. Uống nhiều tuần, tới hết triệu chứng.
 Cây và vị thuốc hoài sơn.
- Trị chứng cam tích ở trẻ em: hoài sơn 60g, mạch nha, sơn tra, bạch phục linh, bạch biển đậu, thần khúc, đương quy, mỗi vị 45g, bạch truật, trần bì, sử quân tử, mỗi vị 30g, hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 20g. Dùng dưới dạng hoàn mật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 6g. Uống nhiều tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Bổ thận cố tinh, trị di, mộng tinh, tiểu tiện không cầm được: hoài sơn 80g, khiếm thực 60g, đỗ trọng 60g, tang ký sinh, tỳ giải, thổ phục linh, mỗi vị 40g, rễ cỏ xước (hoặc ngưu tất) 20g, vỏ cây trang 30g, rau má 100g, thục địa 120g. Dạng thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g.
- Trị chứng liệt dương, đau lưng, chân tay lạnh: hoài sơn, ngũ gia bì, sơn thù du, mỗi vị 10g, ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 12g, cẩu tích, quế tâm, độc hoạt, mỗi vị 8g, phòng phong 6g. Ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc hoặc dưới dạng hoàn mật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị âm hư hỏa vượng, người nóng bốc từng cơn kèm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: hoài sơn, sơn thù du, mỗi vị 16g, trạch tả, bạch linh, mẫu đơn bì, mỗi vị 12g, thục địa 8g. Dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang hoặc viên hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12-16g. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị tiểu đường: hoài sơn, sinh địa, mỗi vị  20g, thạch hộc, mẫu đơn bì, kỷ tử, mỗi vị 12g, thiên hoa phấn, sa sâm, sơn thù du, mỗi vị 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Uống nhiều ngày.

Bài viết Thảo dược quý khác