Logo Website

CÂY NHÀU

10/05/2020
CÂY NHÀU có tên khoa học: Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae). Công dụng rễ nhàu ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).

CÂY NHÀU

Radix, Semen, Folium et Cortex Morindae Citrifoliae.

Tên khác: Cây ngao, Nhầu núi, cây Giầu, Noni, Nhàu rừng.

Tên khoa học: Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae).

Tên đồng nghĩaBelicea hoffimannioides Lundell; Morinda angustifolia Roth; Morinda aspera Wight & Arn.; Morinda asperula Standl.; Morinda bracteata Roxb.; Morinda chachuca Buch.-Ham.; Morinda citrifolia var. bracteata Kurz; Morinda citrifolia var. elliptica Hook.f.; Morinda citrifolia var. potteri O.Deg.; Morinda citrifolia f. potteri (O.Deg.) H.St.John; Morinda coreia var. stenophylla (Spreng.) Chandrab.; Morinda elliptica (Hook.f.) Ridl.; Morinda ligulata Blanco; Morinda littoralis Blanco; Morinda macrophylla Desf.; Morinda mudia Buch.-Ham.; Morinda multiflora Roxb.; Morinda nodosa Buch.-Ham.; Morinda quadrangularis G.Don; Morinda stenophylla Spreng.; Morinda teysmanniana Miq.; Morinda tinctoria Noronha; Morinda tinctoria var. aspera(Wight & Arn.) Hook.f.; Morinda tinctoria var. multiflora (Roxb.) Hook.f.; Morinda tomentosa B.Heyne ex Roth; Morinda zollingeriana Miq.; Platanocephalus orientalis Crantz; Samama citrifolia (L.) Kuntze; Sarcocephalus leichhardtii F.Muell.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.

Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá, hạt (Radix, Semen, Folium et Cortex Morindae Citrifoliae) của cây Nhàu (Morinda citrifolia).

Phân bố: Cây mọc hoang tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở Việt Nam, loài thực vật này mọc nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương…

Thu háisơ chế: Thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm. Quả thu hái theo mùa. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều được dùng tươi, riêng rễ đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản: Ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hoá học : Anthranoid: morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Ngoài ra quả còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 và một số khoáng chất như Kali, Natri, Sắt và Calci.

Tác dụng dược lý:

- Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 1990 đến nay cho thấy, quả nhàu có tác dụng điều trị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, suy nhược, bệnh tim, đau nhức,…

- Nước ép từ quả nhàu không chứa độc và có tác dụng cải thiện cơn đau do các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh tim, ung thư,…

- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất proxeronine trong trái nhàu có tác dụng thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm đau.

- Cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp, an thần kinh giao cảm, lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng.

- Quả nhàu chứa thành phần oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại.

- Nước ép từ quả nhàu có tác dụng sản xuất tế bào T-có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Một số nghiên cứu cho thấy, cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ tay và bệnh viêm khớp mãn tính.

- Ngoài ra, quả nhàu còn có tác dụng giảm vết sưng do bỏng hoặc do chấn thương.

- Dịch chiết từ quả nhàu có chứa damnacanthal có tác dụng ức chế tế bào ác tính, từ đó làm giảm máu đến khối u và thu nhỏ kích thước khối u ác tính.

- Bên cạnh đó, dịch chiết từ dược liệu còn có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc tá tràng và dạ dày. Vì vậy quả nhàu còn được sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày…

- Các nghiên cứu của tiến sĩ Heinkch, của Annie Hizazumi (Đại học hawaii - Mỹ), của T.Hiramatzu, M. Imoto (Nhật), của C. Youno và A. Rolland (pháp) đã xác định trái nhàu Tahiti có khả năng ức chế các tế bào ung thư Ras (một loại tế bào ung thư) và có tác dụng hạn chế và làm teo một số khối u.

- Sau khám phá của tiến sĩ Heinicke - John vadsword -Nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã bắt đầu nghiên cứu trái nhàu mà người dân Tahiti gọi là trái nôni. Ông đã đến thăm các thung lũng xa xôi ngập tràn cây Noni xanh tốt Trĩiu quả ở Tahiti. Từ năm 1995 Johncùng với Stephen Story cùng bạn hữu đã đưa ra sản phẩm Tahitian Noni Juice- Nước ép trái Noni Tahiti -Một sản phẩm bổ sung dinh dưỡng mới với nhiều hoạt tính sinh học quí giá. Để sản xuất và quảng bá phân phối sản phẩm này, Năm 1996 công ty Monrinda được thành lập ở bang Utah - Mỹ, là công ty mẹ của công ty Tahitian Noni International

- Nước ép trái nhàu Tahiti là sản phẩm độc quyền của công ty Tahitian Noniinternatiional với những hương thơm đặc trưng được chế từ trái cây nhàu - có tác dụng chống ôxy hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe, được kết hợp với các hoạt chất quí giá của quả nho đỏ và quả Việt quất có các giá trị dinh dưỡng và sinh học như sau

- Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

- Chống oxy hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, phòng chống nhiều loại bệnh tật và ung thư, chống thấpkhớp, đau nhức, mệt mỏi., phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, loét dạ dầy.

- Làm đẹp da cho phụ nữ

- Có tác dụng giải độc, bảo vệ các tế bào cho cơ thể, làm lành mạnh các tế bào bị suy yếu, thương tổn. Làm tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, muối khoáng cho cơ thể.

Tính vị

Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.

Rễ có vị chát, tính bình.

Quy kinh: Thận và Đại tràng.

Công dụng:

Quả nhàu Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.

Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).

Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ.

Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.

Cách dùng, liều dùng: Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g.

Bài thuốc:

1. Chữa huyết áp cao: rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.

2. Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.

3. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.

4. Chữa mụn nhọt ngoài da: Vài lá nhàu tươi. Rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt. Thực hiện cho đến khi nhọt vỡ và da liền lại.

5. Chữa chứng đau lưng do thận hư yếu: Rau ngót, rễ ngà voi, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), cối xay, đậu săng, dây gùi và ngó bần mỗi vị 8g, ngũ trảo và rễ nhàu mỗi vị 12g. Sắc với 500ml nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Nên uống khi thuốc còn nóng.

6. Chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân cao huyết áp: Ích mẫu 20g, hương phụ (củ gấu) tẩm giấm sao 12g, quả nhàu 20g, cam thảo dây 6g. Đem rửa sạch dược liệu và sắc với nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sắc mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi.

7. Trị bệnh huyết áp cao, suy nhược thần kinh và mất ngủ: Thảo quyết minh (hạt muồng) sao thơm 12g, gừng củ 3 lát, rễ nhàu 24g, vỏ bưởi 6g, thổ phục linh 8g, rau má 8g. Cho các vị vào ấm, đổ 500ml nước vào sắc cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần khi thuốc còn nóng.

8. Chữa chứng đau nửa đầu và nhức đầu kinh niên: Rau má, cối xay, hạt muồng trâu mỗi vị 12g, rễ nhàu 24g và củ gấu (sao, tẩm) mỗi vị 8g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm.

9. Chữa chứng đau nhức do bệnh phong thấp: Dây đau xương, rễ nhàu, rễ cỏ xước, củ khúc khắc (thổ phục linh) mỗi vị 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

10. Chữa chấn thương, trầm cảm và stress: Quả nhàu tươi. Ép lấy nước uống khi bụng đói.

11. Bài thuốc giúp nuôi dưỡng tóc và cải thiện các bệnh về da đầu: Quả nhàu tươi. Ép lấy nước và thoa lên da đầu.

12. Bài thuốc chữa nấm da: Quả nhàu tươi. Cắt thành từng lát mỏng rồi chà xát nhẹ vào vùng da cần điều trị.

13. Bài thuốc chữa mất ngủ, cao huyết áp, đau đầu và nhức mỏi: Sinh địa, ngưu tất và hoa hòe mỗi vị 12 – 16g, rễ nhàu thái lát (phơi khô) 20 – 30g. Đem sắc uống, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

14. Chữa mất ngủ, đau đầu và chóng mặt do huyết ứ: Ngưu tất 20g, rễ nhàu 50g và thảo quyết minh 15g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

15. Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp do thay đổi thời tiết: Nghệ đen, nghệ vàng, trần bì, tầm gửi cây dâu, thiên niên kiện và quế nhục mỗi vị 20g, đường cát trắng 500g, vòi voi, rễ nhàu mỗi vị 40g, quả ô môi 10g, đỗ trọng 30g, rượu trắng 2 lít. Đem ngâm với rượu trong vòng 7 ngày sau đó lọc bã. Sử dụng rượu pha với 1 lít nước đường. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 30ml. Áp dụng bài thuốc trong 3 – 5 ngày.

16. Chữa bầm tím, tụ máu do chấn thương: Trái nhàu non 12g. Sắc uống trước khi ăn, chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Chú ý về liều dùng: Hiện tại chưa có ghi nhận về các tác dụng phụ khi sử dụng quả nhàu và nước ép nhàu với liều lượng cao. Tuy nhiên theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng như sau:

- Người trẻ và người có thể trạng khỏe mạnh: Dùng 30ml/ ngày.

- Người đang bị chấn thương hoặc mới thực hiện phẫu thuật: Dùng 180-240ml/ ngày trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì 90-120ml/ ngày.

- Người cao tuổi muốn bồi bổ sức khỏe nên dùng 60ml/ ngày, chia thành 2 lần uống (sáng và chiều tối).

- Người sử dụng nước ép nhàu để chữa bệnh, dùng 160ml/ ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ đáp ứng.

- Người mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường và ung thư, sử dụng 180-240ml/ ngày.

- Các trường hợp mắc bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạnh, sử dụng 480-600ml/ ngày.

Kiêng kỵ:

- Không dùng dược liệu cho người có huyết áp thấp.

- Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc hạ áp.

- Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết nên không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

- Thận trọng khi dùng bài thuốc và nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.

 Chú ý:

- Một số cây chi Morinda cũng được gọi là cây Nhàu.

- Nước ta đã sản xuất được một số chế phẩm  từ quả Nhàu dưới các dạng bào chế khác nhau.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)

- theplanlist.org