Logo Website

CÂY THUỐC BỎNG

10/05/2020
CÂY THUỐC BỎNG có tên khoa học: Bryophyllum pinnatum (Lam.) Oken, họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc.

CÂY THUỐC BỎNG

Tên khác:  Cây sống đời, Diệp sinh căn. Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, Cây lá bỏng, thổ tam thất, lạc địa sinh căn, tầu púa sung (Dao).

Tên khoa học: Bryophyllum pinnatum (Lam.) Oken, họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). 

Tên đồng nghĩaBryophyllum calycinum Salisb.; Bryophyllum germinans Blanco; Cotyledon calycina Roth; Cotyledon calyculata Sol. ex Sims; Cotyledon calyculata Solander; Cotyledon pinnata Lam.; Cotyledon rhizophylla Roxb.; Crassula pinnata (Lam.) L.f.; Crassuvia floripendia Comm. ex Lam.; Crassuvia floripenulaComm.; Kalanchoe brevicalyx (Raym.-Hamet & H. Perrier) Boiteau; Kalanchoe calcicola (H. Perrier) Boiteau; Kalanchoe floripendula Steud.; Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.; Kalanchoe pinnata var. brevicalyx Raym.-Hamet & H. Perrier; Kalanchoe pinnata var. calcicola H. Perrier; Kalanchoe pinnata var. floripendula Pers.; Sedum madagascariense Clus.; Vereia pinnata (Lam.) Spreng.

Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.

Phân bố:Trên thế giới, cây lá bỏng phân bố ở một số quốc gia khác như Madagascar, Caribe, Australia, New Zealand, Hawaii hay Tây Ấn. Ở Việt Nam cây thuốc bỏng mọc hoang tự nhiên hoặc được trồng trong chậu để làm cảnh. 

Sinh thái: Cây ưa sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, ven bờ suối hay mọc hoang trên các vách đá.

Thu hái: Lá bỏng được thu hái quanh năm và dùng dưới dạng tươi

Bộ phận dùng: Lá.

Thành phần hoá học : Acid hữu cơ: citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.

Lá có các nguyên tố: Na, Ca, K, Mn, Mg, Fe, Cu, Cr, and Zn. Hàm lượng mg/ l00g  tương ứng là 0.13% ±0.3, 599.97%, ± 24.54; 5.51% ± 0.08; 4.71% ±0.27; 247.11% ± 33.11; 6.62% ± 1.72; 82.96% ± 6.96: 60.%% ± 8.01 and 0.10% ± 0.01. 

Lá có các thành phần: acid oleic 26.60%, alpha-D-Glucopyranoside, methyl, 24.83%,  acid n-Hexadecanoic 17.83%, acid octadecanoic acid 14.45%; 3,5-Dihydroxy-6-methyl-2,3-dihydro-4H-pyran-4-one, 6.19%, Benzaldehyde

Tác dụng dược lý:

- Hoạt động bảo vệ gan: Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), nước ép lá sống đời tươi được dân nhân Ấn Độ dùng để điều trị bệnh vàng da rất hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy nước ép lá sống đời còn chống lại nhiễm độc gan do CCl4 gây ra.

- Chống ung thư: Theo Tạp chí Hóa sinh (Phytochemistry), chiết xuất nước từ lá sống đời có tiềm năng điều trị ung thư cao.

- Bảo vệ thận: Theo Tạp chí dược học Ấn Độ (Indian Journal of Pharmacology), kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất nước từ lá sống đời có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ thận đáng kể trước tác hại của kháng sinh Gentamicin.

- Ngăn ngừa dị ứng hô hấp: Thep Tạp chí tế bào thực vật (Phytomedicine), kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ cây sống đời giúp điều hòa miễn dịch và làm giảm sự phát triển của các bệnh về hô hấp do dị ứng như viêm đường hô hấp.

- Điều trị Leishmanzheim: Theo Tạp chí nghiên cứu tế bào học (Phytotherapy research), chiết xuất nước từ lá sống đời an toàn và có chứa các hoạt chất giúp điều trị bệnh Leishmanzheim.

Tính vị : vị chua nhẹ, hơi chất, nhạt

Quy kinh: Can

Công năng: Tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ.

Công dụng : Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc.

 Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.

Độc tínhLá bỏng không chứa độc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần của lá bỏng khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban.

Bài thuốc: 

1. Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập: bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên.

2. Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.

3. Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.

4. Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm.

5. Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày.

6. Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.

7. Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.

8. Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá ké, lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày.

9. Chữa chốc lở, bệnh ghẻ cho trẻ em: Lá bỏng 1 nắm. Nấu lá bỏng lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml. Kết hợp giã lá bỏng đắp vào khu vực bị tổn thương. Thực hiện hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ, chốc lở, mụn nhọt.

10. Chữa mụn trứng cá, mề đay, bệnh chàm: Lá bỏng tươi. Nấu nước lá bỏng uống và vệ sinh vùng da bị mụn. Ngoài ra có thể giã nát lá bỏng tươi đắp vào khu vực bị ảnh hưởng.

11. Chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam: 2 lá bỏng. Giã nát lá bỏng và chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt lá bỏng nhét vào bên lỗ mũi bị viêm 4 – 5 lần trong ngày. Trường hợp bị viêm cả hai bên lỗ mũi thì sáng làm một bên, chiều làm cho bên 

12. Chữa táo bón, nóng sốt ở trẻ em: 10 – 15 lá bỏng loại già. Nấu nước lá bỏng cho trẻ uống. Trường hợp bị táo bón mỗi lần uống 60ml x 2 lần/ngày. Nếu trẻ bị sốt mỗi lần uống 30ml x 2 – 4 lần/ngày.

13. Chữa bệnh lỵ: Lá bỏng ( 40g), cỏ seo gà và lá mơ lông ( mỗi vị 20g ), cam thảo đất (16g). Tất cả rửa sạch, đem nấu nước uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

14. Chữa mụn nhọt:  Lá bỏng (30g), lá táo (20g), lá đại (15g). Rửa sạch và ngâm trong nước muối. Cuối cùng giã nát đắp vào nốt mụn. Chỉ áp dụng cách này khi nốt mụn chưa có mủ, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần để giảm sưng đau.còn lại.

Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một loại thuốc chữa bách bệnh.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)

- theplanlist.org

- N.PYadav, V.KDixit; Hepatoprotective activity of leaves of Kalanchoe pinnata Pers.; Journal of Ethnopharmacology; Volume 86, Issues 2–3, June 2003, Pages 197-202

- Michelle F.Muzitano, Luzineide W.Tinoco, CatherineGuette, Carlos R.KaisercBartir, Rossi-BergmanndSônia S.Costaa; The antileishmanial activity assessment of unusual flavonoids from Kalanchoe pinnata; Phytochemistry, Volume 67, Issue 18, September 2006, Pages 2071-2077

- E.A.Cruza, S.Reutera, H.Martina, N.Dehzad, M.F.Muzitano, S.S.Costac, B.Rossi-Bergmann, R.BuhlaM.Stassen, C.Taubea; Kalanchoe pinnata inhibits mast cell activation and prevents allergic airway disease; Phytomedicine; Volume 19, Issue 2, 15 January 2012, Pages 115-121

- E. C. Torres‐Santos  S. A. G. Da Silva  S. S. Costa  A. P. P. T. Santos  A. P. Almeida  B. Rossi‐Bergmann; Toxicological analysis and effectiveness of oral Kalanchoe pinnata on a human case of cutaneous leishmaniasis; Phytotherapy Research, Volume17, Issue7, August 2003, Pages 801-803

- Aminu Dauda, Aminu Dauda, Zainab Haruna Garba; Chemical analysis of the leaf of never die (Bryophyllym pinnanun) Plant; Aminu Dauda and Zainab Haruna Garba/ Elixir Appl. Chem. 104(2017) 45966-45969

- Rosemary Izunwanne et al.; Chemical Constituents Analysis of the Leaves of Bryophyllum pinnatum by GC-MS;  Journal of Chemistry; Vol.3 , No. 3, Publication Date: Aug. 29, 2017, Page: 19-22