Logo Website

ĐẠM TRÚC DIỆP

13/07/2020
Đạm trúc diệp có tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn., họ Lúa (Poaceae). Công dụng: Dùng trong các loại bệnh nhiệt, miệng khát tim bồn chồn, trẻ con sốt cao co giật, bứt rứt, miệng lưỡi lở, sưng đau lợi răng, viêm đường tiết niệu, tiêu đỏ và ít.


ĐẠM TRÚC DIỆP (淡竹葉)

Herba Lophatheri

Tên khác: Áp chích thảo, Cỏ lá tre, Sơn kê mễ ,Thủy trúc, Rễ gọi là Toái cốt tử. Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao).

Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn., họ Lúa (Poaceae).

Tên đồng nghĩa: Acroelytrum japonicum Steud.; Acroelytrum urvillei (Steud.) Steud. ex Miq.; Allelotheca urvillei Steud.; Lophatherum annulatum Franch. & Sav.; Lophatherum dubium Steud.; Lophatherum elatumZoll. & Moritzi ex Steud.; Lophatherum elatum Zoll. & Moritzi; Lophatherum gracile var. annulatum (Franch. & Sav.) Hack.; Lophatherum gracile var. cochinchinense A.Camus; Lophatherum gracile f. elatum (Steud.) T.Koyama; Lophatherum gracile var. elatum (Steud.) Hack.; Lophatherum gracile var. gracileLophatherum gracile var. intermedium A.Camus; Lophatherum gracile f. musashiense (Hiyama) T.Koyama; Lophatherum gracile var. musashiense Hiyama; Lophatherum gracile f. pilosulum (Steud.) T.Koyama; Lophatherum gracilevar. pilosulum (Steud.) Hack.; Lophatherum gracile var. pilosum A.Camus; Lophatherum gracile var. zeylanicum(Hook.f.) Bor; Lophatherum gracile var. zeylanicum (Hook. f.) A. Camus; Lophatherum humile Miq.; Lophatherum japonicum (Steud.) Steud.; Lophatherum lehmannii Nees ex Steud.; Lophatherum multiflorumSteud.; Lophatherum pilosulum Steud.; Lophatherum zeylanicum Hook.f.

Mô tảCỏ sống dai lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình bông (chùy) thưa dài 10-30cm. Bông nhỏ hình mũi mác, cuống dài mảnh mang trên hoa lưỡng tính 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn hình thoi cây ra hoa từ tháng 3-11.

Phân bố, sinh thái:

Cây thường mọc ở vùng núi, có độ cao dưới 1500m, ở chỗ sáng hai bên đường mòn trong rừng, nương rẫy mới khai phá hoặc ở nơi cây gổ mới bị chặt hạ tạo nên lỗ trống trong rừng, đôi khi còn gặp ở cạnh các lùm bụi vùng trung du. Cây ưa ẩm, mọc trên các loại đất còn tương đối màu mỡ, ra hoa quả hàng năm. Cây mọc lên từ chồi gốc tạo nên các khóm nhỏ. Khả năng cạnh tranh của cỏ lá tre so với các loại cỏ ưa sáng khác thường kém hơn.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Lophatheri) cắt bỏ rễ con và phơi sấy khô của cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile)

Thu hái: Thu hái khoảng tháng 5-6, hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, bó thành từng bó nhỏ, khi dùng cắt ngắn khoảng 2-3cm. Có thể dùng tươi.

Bảo quản: Vị thuốc nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm hay mối mọt. Có thể cho vào túi nylon để bảo quản và sử dụng dần.

Thành phần hoá học:  Cỏ lá tre chứa arundoin, cylindrin, acid hữu cơ, đường, tanin.

Tác dụng dược :

1. Tác dụng hạ sốt:

a. Thử trên chuột cống trắng: Gây sốt bằng cách tiêm dưới da hỗn dịch men bia. Cao chiết nước cỏ lá tre cho chuột uống với liều tính theo dược liệu khô là 1 - 2g/kg thể trọng chuột, có tác dụng hạ sốt. Nhưng cao chiết cỏ lá tre bằng cồn lại không có tác dụng này. Như vậy, chất có lác dụng hạ sốt trong cỏ lá tre tan được trong nước, nhưng không tan hoặc ít tan trong ethanol.

b. Thử trên mèo hoặc thỏ: Gây sốt bằng cách tiêm dưới da hỗn dịch trực khuẩn Escherichia coli và thử thuốc, thấy với liều cho uống lính theo dược liệu khô là 2g/kg, cao chiết bằng nước của cỏ lá tre có tác đụng hạ sốt tương đương với phenacetin liều 3 mg/kg thể trọng.

2. Tác dụng lợi tiểu: Cũng trong thí nghiệm thử tác dụng hạ sốt của cao cỏ lá tre trên mèo và thỏ, thấy cao có tác dụng lợi tiểu rõ rệt.

3. Độc tính cấp: Thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống (tài liệu Trung Quốc) thấy LD50 là 64,5g/kg.

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính hàn.

Quy kinh: Tâm, Tiểu trường.

Công năng: lợi tiểu tiện, thanh Tâm  hoả.

Công dụng: Dùng trong các loại bệnh nhiệt, miệng khát tim bồn chồn, trẻ con sốt cao co giật, bứt rứt, miệng lưỡi lở, sưng đau lợi răng, viêm đường tiết niệu, tiêu đỏ và ít.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. 

Bài thuốc:

1.  Chữa sốt, khát nước: Cỏ lá tre 30g, sắn dây 15g. Có thể dùng thêm bột thạch cao 12g. sắc uống làm 3 lần trong ngày.

2.  Chữa sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu, dùng Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

3. Chữa viêm miệng, phồng lợi, nước tiểu ít: Cỏ lá tre 12g, sinh địa (không đồ chín) 20g, cam thảo 6g. Sắc uống.

4. Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt, dùng Đạm trúc diệp 12g Mộc thông 3g rưỡi, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn 3g 5, Hoàng bá 3g 5. sắc với 3 chén nước còn 8 phân, ngày uống 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

5. Chữa bí đái, đái ra máu: Cỏ lá tre, rễ cỏ tranh, mỗi vị 15g, sắc uống.

6. Chữa tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm: Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g 5 sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

7. Chữa viêm niệu đạo, tiểu tiện đau buốt: Cỏ lá tre 15g, thông thảo 5g, cam thảo (không sao) 3g, qua lâu căn l0g, hoàng bá 5g. sắc uống làm 3 lần trong ngày.

Kiêng k: Người không thấp nhiệt và phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: Cây Thài lài trắng (Comelina communis L.), họ Thài lài (Commelinaceae) cũng được dùng với tên Đạm  trúc diệp.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)

- theplanlist.org

- efloras.org