Logo Website

LỰU - Chữa sán dây

21/10/2020
Cây Lựu có tên khoa học: Punica granatum L., họ Lựu (Punicaceae). Công dụng, cách dùng: Vỏ rễ, thân, cành: Diệt sán. Vỏ rễ sắc uống ngày 20 - 60g, thường dùng vỏ tươi vì có nhiều alcaloid. Vỏ quả: chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, nước sắc còn dùng ngậm, súc miệng chữa viêm amidan. Sắc uống mỗi ngày 15 - 30g. Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hoá. Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.

LỰU

Pericarpium Granati

cây Lựu Punica granatum

Cây Lựu: Punica granatum L.; Photo tcmwiki.com and dr.hauschka.com

Tên khác: 

An thạch lựu, Thạch lựu, Thạch lựu bì (石榴皮), Pomegranate (Anh), grenadier (Pháp).

Tên khoa học: 

Punica granatum L., họ Lựu (Punicaceae). 

Tên đồng nghĩa

Punica florida Salisb.; Punica grandiflora Steud.; Punica nana L.; Punica spinosa Lam.; Rhoea punica St.-Lag.

Mô tả: 

Cây nhỏ, cao tới 5-6m, có thân thường sần sùi, màu xám. Rễ trụ khoẻ, hoá gỗ, dạng con thoi, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng có vỏ dày, tròn phía trên có đài tồn tại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn, có vỏ hạt mọng. Hoa tháng 5-6; quả tháng 7-8.

Phân bố, sinh thái:

Lựu có nguồn gốc ở Iran và Afganistan, hiện nay được trồng rộng rãi khắp các vùng ahiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt ở các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản. ở Việt Nam, lựu cũng là cây àn quả quen thuộc trong nhân dân. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam và một số tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc Bộ. Cây có biên độ sinh thái rộng, về mùa đông có thể chịu được nhiệt độ -10°C (vùng Trung Á và Trung Quốc) và ở nhiệt độ cao đến 400C về mùa hè. Tuy nhiên, nhìn chung, cây tliích nghi nhất ở khí hậu nóng và ẩm ở vùng nhiệt đới với nhiệt độ trung bình nhất là 24 - 26°c, sống được trên nhiều loại đất, nhất là đất giàu kali. Lựu là cây ưa sáng, nếu bị che bóng có thể ra nhiều hoa nhưng không đậu quả. Cây rụng lá về mùa đông, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Cây chồi rễ cũng là nguồn giống để trồng. Lựu trồng hiện nay gồm nhiều giống. Ngưòi ta căn cứ vào màu hoa và quả để phân biệt giữa các giống khác nhau.

Trồng trọt:

Lựu được trồng làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Cây được nhân giống dễ dàng bằng cành giâm. Cành hóa gồ 1 nãm tuổi, không sâu bệnh, được cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm và giâm vào đầu xuân. Đến mùa xuân năm sau, đánh đi trồng. Cành non, giâm vào mùa hè cũng có thể ra rễ nếu ươm trong điều kiện độ ẩm cao. Từ rễ lựu, mọc ra những chồi con. Có thể tách những chồi này cùng với một đoạn rễ vào mùa đông đem trồng.

Lựu trồng được trên nhiều loại đất; đất màu mỡ, không bị úng ngập là tốt. Khi trồng, đào hố 50 X 50 X 50 cm, khoảng cách 2 - 4 m, bón lót 10 - 15 kg phân chuồng và đặt cây. Thời gian đầu, cần làm cỏ, tưới nước, bón thêm phân để cây mau lớn. Sau mỗi vụ thu hoạch quả, cần đốn tỉa và bón thúc. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ các loại. Ngoài ra, có thể bón thêm NPK và vôi bột.

Cây có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh, không chịu được úng.

Bộ phận dùng: 

Vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành, Vỏ quả (Thạch lựu bì)-Pericarpium Granati.

Thu háisơ chế:

Vỏ thân và vỏ rễ có thể thu hái quanh năm. Quả và vỏ quả được thu hoạch vào tháng 6 – 7 hằng năm.

Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch rồi bóc lấy vỏ, sấy hoặc phơi khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, sau đó bỏ màng trong rồi đem thái nhỏ và sấy cho khô. Nếu dùng vỏ khô thì đem rửa sạch rồi dùng thìa cạo bỏ lớp màng trong, sau đó đồ cho vỏ mềm, thái mỏng và đem sao qua để dùng dần.

Bảo quản:

Dược liệu được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, không để dược liệu quá 2 năm.

Thành phần hoá học : 

+ Vỏ rễ chứa một hàm lượng tanin cao (2%) và 0,5-0,7% alcaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Còn có acid betulic và 3 chất base khác. 

+ Vỏ quả chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. 

+ Dịch quả chứa acid citric, acid malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng chống ký sinh trùng: chất pelletierin trong Thạch lựu bì có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierin, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alcaloid và làm tăng tác dụng của nó chống giun. 

+ Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, liên cầu khuẩn, vi khuẩn lao, virus cúm và một số loại nấm gây bệnh ở người.

+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm. 

+ Tác dụng ức chế tế bào ung thư: Các thành phần chống oxy hóa trong quả lựu có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

+ Tác dụng đối với tim mạch: Nước ép từ quả lựu có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tăng cường lưu lượng máu tuần hoàn trong động mạch vành tim. Do đó quả lựu có tiềm năng được sử dụng để phòng ngừa và điều trị chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.

+ Tác dụng đối với da: Tanin trong thạch lựu có tác dụng làm săn da và sát trùng, kháng khuẩn mạnh.

+ Tác dụng chống viêm mãn tính: Lựu là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy, loại quả này có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng viêm mãn tính, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ung thư, bệnh tiểu đường, Alzheimer,…

+ Tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Chiết xuất từ quả lựu có tá dụng làm chậm và tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

+ Tác dụng hạ huyết áp: Uống nước ép từ quả lựu thường xuyên có thể hạ huyết áp đáng kể.

+ Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Các hợp chất chống oxy trong quả lựu như axit punic, punicalagins, quercetin có thể kiểm soát hiện tượng viêm ở khớp và hạn chế các triệu chứng đau nhức phát sinh.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương: Lựu có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương do giảm lưu lượng máu. Theo các chuyên gia, loại quả này có thể làm giãn mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu đến dương vật.

+ Tác dụng chống nấm: Hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống lại hoạt động của nấm Candida albicans (một loại vi nấm gây nhiễm trùng âm đạo, dạ dày và da).

Độc tính:

Sử dụng alkaloid trong thạch lựu với liều cao có thể gây ngưng thở và chết súc vật thực nghiệm. Nếu dùng liều thấp hơn có thể gây mệt mỏi, cảm giác châm chích, chóng mặt, giật đùi/ chân, rối loạn thị giác,… Dùng liều cao có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, tiêu chảy, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu và giãn đồng tử.

Tính vị:

Quả có vị chua ngọt, tính ấm.

Vỏ quả (thạch lựu bì) có vị chua sáp, tính ôn.

Vỏ rễ và vỏ thân có vị đắng chát, tính ấm và có độc tính.

Quy kinh:

Vị & Đại tràng 

Công năng: 

Vỏ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có tác dụng sát trùng trừ sán.

Công dụng, cách dùng:

+ Vỏ rễ, thân, cành: Diệt sán. Vỏ rễ sắc uống ngày 20 - 60g, thường dùng vỏ tươi vì có nhiều alcaloid.

+ Vỏ quả: chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, nước sắc còn dùng ngậm, súc miệng chữa viêm amidan. Sắc uống mỗi ngày 15 - 30g.

+ Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hoá. Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.

Bài thuốc:

1. Chữa nổi mày đay, ngứa ngáy do phong thịnh, huyết nhiệt: Vỏ lựu tươi, Ké đầu ngựa, Bèo cái, Bồ công anh, Thổ phục linh, Hà thủ ô, mỗi loại 12 g; xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8 g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Nếu ngứa ngáy khó ngủ thì có thể gia thêm lạc tiên và lá vông (10 g/món) cùng sắc uống. 

2. Chữa phỏng lửa hoặc phỏng nước sôi: Vỏ lựu rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều với dầu Mè thoa lên chỗ phỏng, ngày 3-4 lần. 

3. Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, A giao, Đương quy, mỗi thứ 10 g; Hoàng liên, Hoàng bá, Gừng tươi, mỗi thứ 5 g; Cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.

4. Trị sán dây: Vỏ rễ Lựu tươi 60g, Hạt cau 40g, nước 750mg. Cho vào nồi (không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã. Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ. Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt (theo Dược liệu Việt Nam).

5. Tẩy giun đũa, giun kim: Vỏ quả lựu 15 g, hạt Cau già 10 g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường vừa ngọt. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

6. Chữa đái són, đái rắt: Vỏ thân Lựu 20g, vỏ rễ Dâu 20g, sắc uống.

7Chữa ho do nhiễm khí lạnh: Đường phèn 15g, hoa lựu trắng tươi 24 hoa. Đem sắc với 500ml trong 15 -20 phút đến khi còn 150ml. Chia thành 2 lần uống, dùng bài thuốc liên tục trong 7 - 10 ngày.

8Chữa chứng chảy máu cam: Hoa lựu. Rửa sạch rồi đem sắc với 250ml nước còn lại 100ml. Mỗi lần uống 50ml, ngày dùng 2 lần. Mỗi liệu trình kéo dài 5 – 7 ngày, có thể lặp lại liệu trình nếu triệu chứng chưa thuyên giảm.

9Chữa mẩn ngứa và nổi mề đay do nhiệt: Bèo cái, bồ công anh, thạch lựu bì, thổ phục linh, ké đầu ngựa, hà thủ ô mỗi vị 12g, cam thảo đất, mã đề và thuyền thoái mỗi vị 8g. Cho tất cả dược liệu vào nồi ngâm với 750ml trong vòng 15 phút sau đó sắc còn 200ml. Mỗi lần uống 100ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần. Mỗi liệu trình kéo dài từ 3 – 5 ngày.

10Hỗ trợ điều trị viêm tiền liệt tuyến: Thịt lợn lượng vừa đủ và hoa lựu tươi 30g. Nấu canh ăn hàng ngày.

11. Chữa viêm phế quản mãn tính và lao phổi ở người già: Quả lựu tươi chưa chín 1 quả. Trước khi đi ngủ, bóc vỏ và ăn hạt lựu.

12Ngăn ngừa chứng đổ nhiều mồ hôi vào mùa hè: Hạt lựu tươi, nấu canh với thịt heo, thịt bò và các loại rau thông thường.

13. Chữa chứng thực tích, trĩ ra máu, nữ giới có kinh nguyệt không đều, bạch đới: Quả lựu muối và thịt heo. Dùng nấu canh ăn hàng ngày.

14Chữa đường ruột nhiễm ký sinh trùng và chứng tích trệ ăn không tiêu ở trẻ nhỏ: Quả lựu tươi. Ép hạt lựu lấy nước rồi thêm đường vào và dùng uống.

Lưu ý: Mặc dù vỏ rễ lựu có tác dụng sát trùng tốt hơn nhưng có độc tính, vì vậy không nên sử dụng cho trẻ nhỏ.

15Chữa viêm loét trong miệng: Lựu tươi 1 - 2 quả. Giã nát hạt rồi ngâm với nước sôi, sau đó lọc lấy nước và để nguội. Dùng nước ngày ngậm nhiều lần trong ngày giúp làm liền vết loét nhanh chóng.

16Chữa tiêu chảy kéo dài, đại tiện ra máu: Ruột quả lựu sấy khô. Tán bột mịn, mỗi lần dùng 10 - 12g thuốc bột uống với nước cơm.

17. Chữa đau bụng, tiêu chảy và tiêu hóa kém: Lựu tươi 2 – 3 quả. Bóc bỏ vỏ rồi dùng ruột sắc với 1 bát nước rưỡi đến khi còn nửa bát. Sau đó hòa với 1 ít mật ong và uống, áp dụng bài thuốc 2 - 3 lần/ ngày.

18. Bài thuốc trị sâu răng: Vỏ thân cây lựu hoặc thạch lựu bì một lượng vừa đủ. Sắc đặc và ngậm thường xuyên.

19Chữa viêm họng, khô miệng và lở loét lưỡi: Lựu tươi 1 - 2 quả. Bóc bỏ vỏ, dùng hạt ăn và nuốt nước chậm.

20. Ngâm rửa trị khí hư, đới hạ: Phèn chua 10g và thạch lựu bì 30g. Sắc lấy nước rồi dùng ngâm rửa hằng ngày.

21. Chữa trĩ lở loét gây chảy máu: Vỏ quả lựu 50 - 100g. Sắc lấy nước xông giang môn.

22. Chữa ghẻ ngứa ngoài da: Thạch lựu bì. Sắc lấy nước ngâm rửa, sau đó dùng thạch lựu bì tán bột và thoa lên vùng da tổn thương.

23Chữa viêm amidan và hôi miệng: Lựu tươi một vài quả. Sắc đặc rồi ngậm nuốt chậm, dùng nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm hẳn.

24. Bài thuốc chữa són tiểu, nước tiểu ít, tiểu không tự chủ, bụng dưới căng tức do sót nước tiểu: Trái lựu. Đem thiêu tồn tính, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g hòa với nước sôi uống, ngày dùng 3 lần.

25. Chữa sa trực tràng: Thiến thảo và thạch lựu bì mỗi vị 10g, rượu 1 chén nhỏ. Sắc lấy nước uống và dùng hết trong ngày.

26Chữa sỏi thận: Kim tiền thảo và vỏ quả lựu mỗi vị 30g. Sắc uống trong ngày.

27. Bài thuốc chữa chứng tiêu chảy lỏng: Sơn tra 10g và thạch lựu bì 5g. Đem dược liệu nghiền thành bột mịn rồi chia thành 2 lần uống trong ngày. Khi uống dùng cùng nước ấm hòa với đường đỏ.

28Chữa chứng phế ung (áp xe phổi): Hoa lựu 6g, đường phèn 30g, ngưu tất 6g, bạch cập 30g, nhẫn đông đằng 15g, bách bộ 9g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

29. Chữa chứng viêm loét da ở trẻ nhỏ: Lá cây lựu, sấy khô, nghiền mịn rồi sắc lên vùng da cần điều trị.

30Chữa lỵ lâu ngày không khỏi (biến chứng của sa trực tràng): A giao (hòa uống), đương quy và thạch lựu bì mỗi vị 10g, can khương, hoàng liên và hoàng bá mỗi vị 5g, cam thảo 3g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

31. Chữa bỏng da do lửa: Thạch lựu bì 500g. Sắc với nước đến khi còn 250ml, sau đó cho gạo vô trùng vào nước sắc rồi đắp lên chỗ da bị bỏng.

32Tẩy giun kim: Quán chúng, binh lang, thạch lựu bì mỗi vị 10g, sử quân tử 15g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

33. Bài thuốc chữa sán: Hạt cau, đại hoàng và vỏ rễ lựu mỗi vị 4g. Sắc với 750ml nước còn lại 300ml. Tối hôm trước cần nhịn đói và sáng khi mới thức dậy uống thuốc (nên chia thành 2 - 3 lần uống).

Lưu ý: Trong khi uống nên nằm nghỉ đến khi buồn tiêu thì ngâm hậu môn vào chậu nước ấm để sán chui ra hết.

Ghi chú:

+ Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không gỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. 

+ Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc. Nếu ăn nhiều quả lựu sẽ hại phổi, tổn răng. 

+ Khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm. Người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc có lựu.

+ Vỏ rễ có độc tính nên tránh dùng cho người có vấn đề về dạ dày.

+ Tránh dùng củ cải trong thời gian dùng bài thuốc từ cây thạch lựu.

+ Không sử dụng đồng thời với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Nếu có ý định sử dụng nên tham vấn y khoa để được hiệu chỉnh liều dùng.

+ Không dùng độc vị thạch lựu bì cho trường hợp tả lỵ mới phát.

Kiêng kỵ: 

Không dùng vỏ rễ cho phụ nữ có thai và trẻ em.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org