Logo Website

MÃ TIỀN-Chữa viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp

28/10/2020
Cây Mã tiền có tên khoa học: Strychnos nux-vomica L., họ Mã tiền (Loganiaceae). Công dụng: Chữa chứng tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên ngoài), tiêu hóa kém. Chiết xuất strychnin dùng trong y học hiện đại.

MÃ TIỀN (马钱)

Semen Strychni

Mã tiền Strychnos nux-vomica

Mã tiền; Strychnos nux-vomica L.; Photo indiamart.com and tcmwiki.com

Tên khác: 

Củ chi, Phan mộc miết, mác sèn sứ (Tày), Nux vomica tree (Anh), vomiquier (Pháp).

Tên khoa học: 

Strychnos nux-vomica L., họ Mã tiền (Loganiaceae).

Tên đồng nghĩa:

Strychnos ligustrina Blume; Strychnos nux-vomica var. oligosperma Dop; Strychnos spireana Dop; Strychnos vomica 

Mô tả:

Cây: 

Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.  

Dược liệu: 

Loài Strychnos nux-vomica L.: Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2-2,5 cm, dày 0,4-0,6 cm, hơi bóng, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt toả ra xung quanh. Rốn hạt là một chỗ lồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhô cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.

Các loài Mã tiền khác:

Cây mã tiền cành vuông – Strychnos vanprukii Craib: Cây dây leo, dài từ 5 – 20m, thân gỗ và vỏ ngoài có màu nâu. Cành non thường có 4 cạnh, lá màu xanh, mặt bóng, phiến lá hình mác và mọc đối xứng. Hoa mọc ở kẽ lá, dạng cụm, màu vàng nhạt. Quả màu vàng cam, hình cầu, đường kính từ 4 – 5cm, bên trong chứa 1 – 6 hạt.

Cây mã tiền Trung Quốc/ Cát Hải – Strychnos cathayensis Merr: Cây thân nhỡ, mọc leo, phiến lá thon, rộng 2 – 4cm, dài 6 – 10cm, cành màu nâu, có lông mịn bao phủ. Hoa mọc ở nách lá hoặc ở đầu các cành cao, quả mọng, hình cầu, đường kính từ 1.5 – 3cm, bên trong chứa từ 3 – 7 hạt.

Mã tiền hoa nách – Strychnos axillaris Colebr: Cây mọc leo hoặc đứng, thân gai, không có lông. Lá hình tim hoặc tròn, dài 2.5 – 8cm. Hoa mọc ở ngọn cành hoặc nách lá, màu trắng, quả hình cầu, bên trong chứa 1 – 3 hạt, đường kính từ 1 – 2cm.

Bộ phận dùng

Hạt phơi hay sấy khô của cây Mã tiền Strychnos nux-vomica L. hoặc một số loài khác thuộc chi Strychnos (Semen Strychni)

Phân bố:

Mã tiền phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới Đông - Nam Á và Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Sri-lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bắc Malaysia, Việt Nam. Cây có ở Philippin là do nhập nội, nay đã trở nên hoang dại hóa. ở Việt Nam, mã tiền chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, nhiều nhất ở Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang (đảo Phú Quốc), Gia Lai và Đắk Lắk.

Mã tiền thuộc loại cây nhiệt đổi điển hình. Cây thích nghi ở vùng có nhiệt độ trung bình năm 24 - 26°C trở lên; không thấy mọc ở các tỉnh phía bắc. Cây ưa sáng, chịu được khí hậu khô nóng, thường mọc ở rừng thưa, rừng nửa rụng lá hoặc rừng km thường xanh ở đai thấp, dưói 500 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả chm thường rụng vào mùa mưa (tháng 8 - 10) hoặc bị chim bồ các ăn phần cơm quả. Hạt nảy mầm ngay cuối mùa mưa. Cây có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt, ở các vùng đồi ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai... có đến trên 50% là cây chồi. Cây mọc từ hạt phải sau 7 - 10 năm mới có hoa, quả.

Nguồn mã tiền ở miên Nam Việt Nam khá phong phú. Trong những năm 1997 - 1985, khối lượng thu mua thường xuyên đạt vài trăm tấn hạt/năm, chủ yếu để xuất khẩu. Cây mã tiền bị chặt phá do nạn phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ làm củi đun và dùng trong xây dựng. Tuy nhiên, những cây mã tiền lớn thường bị rỗng ruột.

Thu hái, sơ chế: 

Thu hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non hay đen ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60oC đến khô.

Bào chế:

+ Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có màu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy quay cho sạch lông nhung đã bị cháy.

+ Hạt Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước  hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy ra sao đến màu vàng, để nguội, cho vào lọ đậy kín.

Bảo quản:

Do Mã tiền độc nên để riêng dược liệu, không bảo quản chung với các vị thuốc khác. Mã tiền dễ hư hại và ẩm mốc, nên bảo quản ở nơi thoáng và khô ráo.

Thành phần hoá học : 

Nhiều alcaloid, chủ yếu là strychnin và brucin.

Trong hạt mã tiền có 15% manan, 85% galactan, 4-5% chất béo, một heterosid gọi là loganosid hay loganin (1,5%), rất nhiều alcaloid trong đó chủ yếu là strychnin, bruxin, kết hợp với acid igasuric (acidclorogenic). Những alcaloid khác thường gặp là vomixin, struxin, colubrin α và β.

Tác dụng dược lý:

- Mã tiền có chất strychnin có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng trung khu cảm giác của vỏ não. 

- Strychnin là chất kích thích tim mạch, hô hấp và chất bổ đắng. Nó kích thích tất cả các phần của hệ thần kinh trung ương. Những nghiêa cứu dược lý đã chứng minh nhiều ứng dụng điều trị của strychnin ít hoặc không có căn cứ. Việc sử dụng chất alcaloid này trong điều trị hầu như bị hủy bỏ.

- Strychnin có tác dụng kích thích tương đối mạnh hơn trên tế bào vận động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt trên tủy sống, do tác dụng đối kháng cạnh tranh vói chất dẫn truyền ức chế ở những điểm ức chế sau khớp thần kinh. Nó kích thích những khả năng về trí não, làm tăng những cảm nhận về xúc giác, thmh giác, khứu giác, vị giác và cơn đau. Nó đường như có ích trong điều tri một số thể bệnh tim mạn tính, đặc biệt trong viêm cơ tim. Nó làm giảm tính kích thích của tim và có ích trong ngoại tâm thu, nhưng có thể có hại trong những thể khác của rối loạn nhịp tim. Là một chất kích thích tũn, strychnin có hiệu lực trong ngộ độc do thuốc mê, thuốc ngủ barbituric, thuốc phiện hoặc cloral. Nó cũng được coi là có ích trong điều trị giảm thị lực do ngô độc, đặc biệt là ngộ độc nicotin.

- Strychnin đã được sử dụng rộng rãi như một thuốc làm dễ tiêu. Nó thường có trong thành phần các thuốc tẩy, nhưng việc sử dụng này không có cơ sở về điều tri và có thể dẫn tới ngộ độc chết người. Liều nhỏ strychnm làm chậm mệt mỏi, tiếp theo là một giai đoạn ức chế hoạt lực cơ. Strychnin được coi là có ích trong điều trị những bệnh co thắt khác nhau như : múa giật, hen và động kinh. Nó cũng được dùng trong giảm thị lực và làm thuốc kích dục. Strychnin hấp thu nhanh qua đường tỉêu hóa vào máu, cẳ trong huyết tương và hồng cầu, và nhanh chóng từ máu chuyển vào các mô. Nó bị phá hủy nhanh trong cơ thể, chủ yếu bởi các men và những vi tiểu thể gan; gần 20% lượng alcaloid bài tiết qua nước tiểu.

- Việc điều trị ngộ độc mã tiền chủ yếu là phòng tránh co giật và trợ giúp hô hấp. Nhiều thuốc được đề xuất để chống co giật như hít clofoform, Na bromid cho vào trực tràng, cho uống cloral hydrat, nhưng tốt nhất là tiêm tĩnh mạch một barbiturat như phenobarbital hoặc Na amytal. Đồng thời, thực hiện hô hấp nội khí quản là một biện pháp bảo vệ quan trọng. Ngoài ra, lượng nhỏ thuốc kiểu curar có thể được dùng để giảm cường độ co giật cơ. Rửa dạ dày bằng thuốc tím (nồng độ 1: 10.000), cồn iod pha loãng với nước (1:250), hoặc dung dịch acid tanic (2%) hoặc nước chè đặc. Trong khi điều trị, cần tránh kích thích thính giác và xúc giác bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được giữ sống trong 5 - 6 giờ sau khi uống phải strychnin, tiên lượng là tốt.

Đã áp dụng viên Hy đan, bào chế từ các dược liệu mã tiền chế, hy thiêm, ngũ gia bì, để điều tri bệnh nhân viêm đa khóp dạng thấp và đã có những nhặn xét sau:

- Viên Hy đan có tác dụng tốt điều trị viêm đa khớp dạng thấp, tỷ lệ khỏi và đỡ đạt 80%. Tác dụng tiêu viêm tốt hơn so vói tầc dụng giảm đau.

- Theo tiêu chuẩn phân đoạn bệnh của Steinbroker, viên Hy đan có tác dụng tốt đối với giai đoạn I, nhưng hiệu lực kém hơn đối với giai đoạn II của bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

- Thuốc có độc, nên khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

- Dược liệu rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày. 

- Trên động vật thực nghiệm, dược liệu có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà. 

-  Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế viêm, liên cầu khuẩn A. 

-  Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ). 

-  Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 - 20mg strychnin bị trúng độc, 30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử vong. Khi bị ngộ độc, ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu: Tứ chi cứng đồ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng từ mở rộng, bắp thịt tứ chi và thân bị co, sự co bắp thịt ngực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút đến 5 giờ chết vì ngạt.

Tính vị,:

Cay, lạnh, có đại độc.

Quy kinh:

Can, tỳ.

Công năng: 

Thông (kinh) lạc, giảm đau, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp và tê bại, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt.

Công dụng:

+ Chữa chứng tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn,  nhọt độc sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên ngoài), tiêu hóa kém.

 + Chiết xuất strychnin dùng trong y học hiện đại.

Cách dùng, liều lượng:

+ Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.

+ Mã tiền chế: Mã tiền dùng trong phải chế  với một số phụ liệu như nước vo gạo, dầu vừng. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống 0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống lúc no. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng.

Dạng dùng trong tân dược

Cồn mã tiền: Mỗi lần uống 8 đến 10 giọt, tối đa 30 giọt.

Cao mã tiền: Mỗi lần uống 10 đến 15mg, tối đa 50mg. Nitrat strycnin uống mỗi lần nửa đến một miligam (0,0005-0,001 g), hoặc tiêm 1ml dung dịch 0,1%.

Trong đông y mã tiền được dùng chữa ghẻ và những bệnh ngoài da khó chữa: Tán bột (sao vàng tán nhỏ), trộn với dầu vừng mà bôi lên nơi ghẻ, nơi lở loét, hủi. Dùng trong, mã tiền được xem như một vị thuốc chữa tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại, chó dại cắn. Mã tiền dùng trong đông y phải chế biến như phần phân bố thu hái và chế biến đã giới thiệu. Mỗi ngày uống chừng 0,1 đến 0,03g %.

Bài thuốc:

1. Chữa viêm khớp và viêm đ khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.

+ Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền 6g, bột Thương truật 20g, bột Quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 - 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.

+ Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 - 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).

2. Chữa thấp khớp (viên Hy đan): Công thức cho một viên: Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì (0,005g), cao Ngũ gia bì 0,035g. Liều dùng tối đa 1 lần: 20 viên, một ngày 80 viên.

3. Chữa di chứng bại liệt trẻ em:

+ Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, Tục đọan, Ngô công, Dâm dương hoắc (chích), Đương qui, Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử, Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.

+ Đảng sâm, Bạch truật đều 60g, Mã tiền chế, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp đều 30g, Ngô công 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.

4. Chữa chứng nhược cơ (Myasthenia): Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc (mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 - 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng. Nếu trước đã uống Neostigmin mà lực cơ không tiến bộ nên giảm liều dần và ngưng thuốc. Có biện chứng luận trị dùng thuốc. (Tạp chí Trung y Triết giang 1986,1:27).

5. Chữa liệt cơ hô hấp: Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 - 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).

6. Chữa chứng loạn dưỡng cơ tiến triển: La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang.(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).

7. Trị liệt mặt: Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, (Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).

8. Chữa thiếu máu, mệt mỏi, ăn không tiêu, kém ăn (viên bổ Ngũ hà): Công thức cho một viên: Mã tiền 0,01g, cao Ngũ gia bì 0,10g, Hà thủ ô 0,01g, sắt oxalat 0,03g, Mật ong 0,01g. Liều người lớn: ngày uống 2-3 viên, mỗi lần 1 viên.

9. Chữa chứng điên giản (động kinh) lên cơn nhiều lần: Dầu vừng 1kg, giun đất sấy khô 8 con (đem nghiền thành bột), hạt mã tiền (bỏ lông ngoài) 32g. Cho dầu vào chảo, đun sôi, thả hạt mã tiền vào chiên đến khi hạt chuyển sang màu đỏ tía. Vớt ra, để ráo và nghiền thành bột. Dùng bột thuốc trộn đều với bột giun đất, lấy bột mì làm thành hồ và trộn lại, làm viên hoàn to bằng hạt cải. Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống 0,35 – 1g với nước muối. Nếu dùng cho trẻ nhỏ nên giảm liều lượng.

10. Chữa cổ họng sưng đau: Sơn đậu căn, thanh mộc hương và mã tiền chế, các vị bằng lượng nhau. Đem tán thành bột mịn, sau đó thổi vào họng.

11. Chữa chấn thương do té ngã: Chỉ xác và hạt mã tiền bằng lượng nhau. Đem hạt mã tiền ngâm với nước tiểu trong 49 ngày, vớt ra để ráo, cạo bỏ lông và thái thành lát. Đem sao với đất vàng đến tồn tính. Chỉ xác cũng ngâm với nước tiểu trong 49 ngày, vớt để ráo, phơi cho khô hoàn toàn. Sau đó thái lát, sao tồn tính với đát vàng. Đem 2 vị nghiền thành bột, dùng 1,2 – 2g/ ngày, nên uống cùng với rượu trắng và đường đỏ (luân phiên lẫn nhau).

12. Chữa bỏng do lửa, vết thương do dao búa: Bột mã tiền chế và 1 ít rượu. Trộn đều và đắp lên chỗ bỏng. Với vết thương hở, nên rắc bột thuốc trực tiếp lên.

Ghi chú: 

Thuốc độc A. Cần chú ý thuốc có độc, việc sử dụng phải hết sức thận trọng.

Kiêng kỵ: 

Bệnh di tinh, mất ngủ, không dùng.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org