Logo Website

Một số vấn đề của trẻ ở giai đoạn sử dụng tã lót

12/08/2020

1. Con tôi thét lên mỗi khi cháu đái ướt tã lót. Vì sao vậy?

Trẻ khóc thét lên khi đái ướt tã có nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Bị hăm ở vùng mông và bẹn: Trẻ thường đái rất ít lần.

- Viêm âm đạo (ở các bé gái): Bị đau khi tiểu tiện, có các chất nhầy chảy ra từ âm đạo.

- Ngứa hoặc bị hẹp quy đầu (ở các bé trai), làm cho việc đi tiểu khó.

- Ống dẫn nước tiểu hẹp hay có dị tật bẩm sinh làm trẻ bị viêm nhiễm ở hệ thống bài tiết nước tiểu.

2. Để tã ngấm nước tiểu lâu không thay cho trẻ có thể gây ra viêm nhiễm không?

Có, rất có thể, đặc biệt đối với các bé gái. Tã bẩn hoặc tã ướt làm cho các vi khuẩn có thể theo đường dẫn nước tiểu đi ngược lên, gây viêm nhiễm cho cả bọng đái của trẻ.

3. Ở vùng âm hộ của con gái tôi ở phía ngoài có màu đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là gì?

Thuật ngữ y học gọi hiện tượng đó là viêm âm đạo, do quá trình viêm nhiễm hoặc chăm sóc không cẩn thận gây ra. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên về dị ứng của trẻ. Ở một số bé gái, hiện tượng này cũng xuất hiện vài ngày đầu ngay sau khi sinh, nhưng sau đó lại tự mất đi và không cần phải điều trị.

4. Cái gì gây ra hăm ở trẻ. Khi có hăm xuất hiện thì cần phải làm gì?

Đa số trẻ trong những tháng đầu tiên có làn da rất nhạy cảm và dễ bị hăm. Hăm do chất amoniac có trong nước tiểu ngấm vào các tã lót gây ra. Nếu trẻ bị hăm, cần chú ý:

- Thay tã lót cho trẻ thường xuyên.

- Luộc tã lót qua nước sôi, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. Phải giặt tã bằng xà phòng và rũ thật sạch.

- Không nên dùng các băng, các khố hút nước đóng tiếp cho trẻ.

- Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần phải điều trị. Chỉ cần bôi kem trẻ em vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng bôi vào cũng

được.

- Với hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem. Phải để hở chỗ hăm ra không khí trong phòng khoảng vài tiếng.

Các vết hăm khó điều trị có thể là biến chứng của dạng dị ứng thức ăn. Do đó, nếu bạn đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: chocolate, cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt, lạc, nấm, cam, nho, bắp cải muối... Nên hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu con bạn nuôi bộ nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.

5. Tã lót của con tôi có mùi rất giống amoniac. Điều đó có bình thường không?

Đó là hiện tượng không bình thường, chứng tỏ chất amoniac trong nước tiểu còn đọng lại trên tã lót, quần áo của trẻ. Cần luộc tã lót trẻ qua nước sôi, giặt bằng xà phòng, phơi hoặc là thật kỹ.

6. Làm thế nào để biết được con tôi có bị viêm bàng quang hay không?

Khi bị viêm bàng quang, trẻ sẽ có biểu hiện đái buốt, đái nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Trẻ có thể bị sốt, biếng ăn, nôn mửa, đau bụng dưới. Nước tiểu có màu đục hoặc màu hồng. Nhiều trường hợp trẻ viêm bàng quang mà không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, cần phải thường xuyên cho trẻ đi khám. Nếu không xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ rất khó chẩn đoán chính xác bệnh này.

7. Con gái sơ sinh của tôi tiết ra chất nhầy màu nâu từ âm đạo. Cháu có sao không?

Không cần phải lo lắng. Nếu hiện tượng đó xảy ra trong vòng 10 ngày đầu tiên sau khi trẻ sinh ra, nó sẽ tự hết đi sau 3-4 ngày.

8. Trên tã lót của con tôi xuất hiện các vết màu hồng. Liệu cháu có bị làm sao không?

Các vết màu hồng là do sự thay đổi màu sắc nước tiểu gây ra. Các thức ăn như củ cải đỏ, hạt anh đ ào cũng làm cho nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Một số loại thuốc nhuận tràng chứa chất Fenolftalein cũ ng có thể làm cho nước tiểu chuyển màu hồng hoặc màu đỏ. Màu hồng của nước tiểu cũng có khi do chảy máu trong đường tiết niệu gây ra. Nếu phát hiện ra các vết màu hồng ở tã lót, bạn cần đưa nước tiểu của trẻ đi xét nghiệm; theo dõi chế độ dinh dưỡng và các loại thuốc trẻ đang dùng. Nếu cần, nên cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.

Nguồn: 300 Câu hỏi của bố mẹ trẻ

Bài viết Câu hỏi của bố mẹ trẻ khác