Logo Website

BÀO CHẾ ĐẠI HOÀNG

28/02/2018
Đại hoàng đắng tả hạ mạnh: trị bệnh ở hạ tiêu thì dùng sống, trị bệnh ở thượng tiêu thì tẩm rượu.

ĐẠI HOÀNG

Tên khoa học: Rheum sp.; Họ rau răm (Polygonaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ. Củ lớn dài 5 - 17 cm, rộng 4 - 10cm, dày 2 - 4 cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng, chắc cứng và thơm, cắt ra trơn nhánh, cắn dính răng là tốt. Có nhiều thứ: có thứ mềm có dầu, sắc vàng đen; có thứ thịt xốp, khô, ít dầu.

Thành phần hóa học: Có tanin và hoạt chất xổ rheoanthraglucosid; hoạt chất này gồm có chrysophanics, acid emodonrhein. Ngoài ra còn có calci oxalat, tinh dầu, các acid hữu cơ v.v…

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào năm kinh can, tỳ và vị, tâm bào và đại trường.

Tác dụng: Tả thực nhiệt trong huyết, điều hòa trung tiêu, yên 5 tạng.

Chủ trị:

Theo Đông y:

- Dùng sống: làm thuốc tả hạ, thanh nhiệt.

- Tẩm sao: trị huyết bế .

Liều dùng: Ngày dùng 1 - 10g.

Theo Tây y:

- Liều nhẹ: Kích thích tiêu hóa, thuốc bổ.

Ngày dùng 0,15 - 0,30 g.

- Liều cao:

+ Thuốc nhuận: 0,20 - 0,40g/ngày.

+ Thuốc tẩy: 1 - 10g/ngày.

Kiêng kỵ: Không có uất nhiệt, tích đọng thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Đại hoàng đắng tả hạ mạnh: trị bệnh ở hạ tiêu thì dùng sống, trị bệnh ở thượng tiêu thì tẩm rượu.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Thứ có dầu, rửa sạch cho nhanh, ủ cho đến mềm, thái lát mỏng 1 - 2 ly; sấy nhẹ cho khô tẩm rượu sao qua (thường dùng).

Thứ xốp, cũng rửa sạch nhanh, đồ qua cho mềm thái mỏng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm vì dễ mốc mọt và biến sắc.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005