Logo Website

BÀO CHẾ SÀI HỒ

26/03/2020
Cách bào chế Theo kinh nghiệm Việt Nam Rửa sạch, thái nhỏ 2 - 3 ly, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 - 500) (dùng sống, cách này thường dùng).

SÀI HỒ

Tên khoa học: Bupleurum sinense DC.; Họ hoa tán (Apiaceae)

Thường gọi là bắc sài hồ, lá giống lá trúc, nhưng nhỏ hơn, hoa vàng và thơm.

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và ít thơm so với rễ cây lức.

Thành phần hóa học: Rễ cây có saponin 0,5%, bupleurumola, chất béo, phytosteron, ít tinh dầu và rutin (ở thân, lá).

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu.

Tác dụng: Phát biểu, hòa lý,

Công dụng:

Dùng sống: trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi.

Tẩm sao: hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trễ con bị đậu, sởi.

Liều dùng: Ngày dùng 12 - 24g.

Kiêng kỵ: hư hỏa không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, thái nhỏ 2 - 3 ly, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 - 500) (dùng sống, cách này thường dùng).

Sau khi thái nhỏ và làm khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao nhẹ lửa cho vàng.

Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo, dễ bị mốc mọt, nên bào chế để dùng trong 3 tuần trở lại.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005