Logo Website

BÀO CHẾ TRẮC BÁ DIỆP (lá trắc bá)

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thái nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy (thường dùng)

TRẮC BÁ DIỆP (lá trắc bá)

Tên khoa học: Biota orientalis Endl, Thuja orientalis L.; Họ trắc bá (Cupressaceae)

Bộ phận dùng: Lá. Lá khô, không mốc, không vụn nát, không lẫn cuống là tốt.

Thành phần hóa học: Lá có tinh dầu (chủ yếu là pinen và cariophylen), các chất đắng (pinipicrin), chất béo và nhựa.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, đắng, sáp, tính hàn.

Tác dụng: Bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp.

Công dụng: Trị thổ huyết, lỵ ra máu, trị thấp nhiệt.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Không phải thấp nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy lá ngâm nước vo gạo nếp 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Tẩm rượu rồi đồ một lúc. Mỗi kg trắc bá dùng 500ml nước cốt hoàng tinh tẩm sấy nhiều lần cho đều, đến khi hết nước hoàng tinh (Lôi Công).

Dùng sống hoặc sao cháy tùy từng trường hợp (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Thái nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy (thường dùng)

Lấy lá tươi cắt nhỏ rồi hầm trong nồi đậy kín, đốt ngoài cho đến khi cháy tồn tính.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh nóng quá.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005