Logo Website

Cây một lá Nervilia spp.-làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho

07/03/2021
Cây một lá Nervilia spp. Tên khác: Thanh thiên quỳ, chân trâu, lan một lá. Họ: Lan - Orchidaceae. Công dụng: Lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm; dùng nó làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho; dùng để đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.

Cây một lá Nervilia spp.

Thanh thiên quỳ Nervilia aragoana

Thanh thiên quỳ: Nervilia aragoana; Ảnh cookislands.bishopmuseum.org and tulear.blogspot.com

Tên khác:

Thanh thiên quỳ, chân trâu, lan một lá 

Họ:

Lan - Orchidaceae

Ở Việt Nam chi Nervilia có 6 loài: Nervilia aragoanaN. crispataN. fordiiN. plicataN. prainiana và N. infundibulifolia.

Phân bố:

Lan một lá phân bố ở hầu khắp các tỉnh miền núi của Viêt Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lắk, Lào cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kan, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Tây.

Công dụng:

Lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm; dùng nó làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho; dùng để đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa:

Các loài lan một lá nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32 CP, là đối tượng hạn chế khai thác, sử dụng. Mối đe dọa lớn nhất hiện nay vẫn là vấn đề thu hái hủy diệt; tuy nhiên giá bán trên thị trường khoảng 10.000 đồng/kg và phân bố rải rác nên không phải là đối tượng bị khai thác ráo riết.

Số lượng quần thể:

Chi Nervillia còn dễ dàng bắt gặp trong các sinh cảnh mà chúng thường sống.

1 KBT Hữu Liên. Thung Giếng, Thung Hải, Thung Ván

1-3bãi nhỏ (2 m2)/ha

2 KBT Na Hang, Tuyên Quang

3 KBT Thần Sa- Phượng Hoàng, Thái Nguyên

4 KBT Hang Kia-Pà Cò, Hòa Bình

5 VQG Cát Tiên, Đồng Nai. Rải rác trong rừng, tập trung nhiều ở khu vực cây Gõ Bác Đồng

6 VQG Hoàng Liên. Rải rác trong VQG, khu vực Trạm Tôn, Sín Chải, đường lên đỉnh Phanxipang.

Lan một lá được bảo tồn tương đối tốt tại các khu rừng đặc dụng; ở một số địa phương người dân không khai thác loài này.

Nguồn trích: Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái.