Logo Website

B. KỸ THUẬT SẮC THUỐC

09/02/2018
Sắc thuốc có nghĩa là dùng một chất lỏng (nước, rượu…) đổ ngập dược liệu, đun sôi lên, chắt lấy nước để uống. Đông y gọi là thuốc thang. Thuốc thang được dùng rộng rãi nhất vì hấp thụ nhanh, công hiệu cũng nhanh, mọi tật bệnh đều có thể dùng thuốc thang, nhất là bệnh mối cảm hoặc cấp tính

Sắc thuốc có nghĩa là dùng một chất lỏng (nước, rượu…) đổ ngập dược liệu, đun sôi lên, chắt lấy nước để uống. Đông y gọi là thuốc thang.

Thuốc thang được dùng rộng rãi nhất vì hấp thụ nhanh, công hiệu cũng nhanh, mọi tật bệnh đều có thể dùng thuốc thang, nhất là bệnh mối cảm hoặc cấp tính.

Thuốc thang thường uống làm 2 - 3 lần trong ngày: trưa, chiều và tôi.

Y Doãn (thế kỷ XVIII trước CN) là người đầu tiên dùng phương pháp sắc thuốc lấy nước uống để trị bệnh.

1. Dụng cụ sắc thuốc và nước để sắc

a. Dùng siêu bằng đất là tốt nhất, nhưng ngày nay có thể dùng ấm men hay nhôm; không được dùng đồ sắt, gang vì có nhiều dược liệu kỵ gang, sắt (chất chát, acid…). Siêu, ấm dùng không nên nhỏ quá, phải chứa được 1,5l nước.

b. Một cái rây nhỏ, đường kính 8 - 10 cm để lọc nước thuốc.

c. Nước dùng phải là nước trong, sạch (nước mưa, nước máy, nước giếng).

2. Kỹ thuật sắc thuốc

Kỹ thuật sắc thuốc đối với công hiệu của thuốc rất quan trọng. Lý Thời Trân viết: "Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc lỗ mãng, vội vàng, đun lửa không đúng mức, thì thuốc cũng không công hiệu”.

Sắc thuốc có một quy tắc nhất định cần phải tuân theo, (nhất là mức độ lửa, nước và thời gian). Tóm lại như sau:

Có hai loại thuốc sắc: thuốc phát tán và thuốc bổ.

-   Sắc thuốc phát tán: loại thuốc này phần nhiều lấy khí, cho nên dùng lửa to (vũ hỏa) sắc nhanh, đổ ít nước ( vừa đủ ngập dược liệu) sắc một lần, đun sôi độ nửa giờ.

-   Sắc thuốc bổ: loại thuốc này cần lấy vị cho nên phải dùng lửa nhỏ (văn hỏa), sắc chậm để chất thuốc đủ thì giờ thoát ra, đổ nhiều nước (ngập thuốc trên 3-5cm), đun âm ỉ trong 2 giờ. Sắc 2 lần, cô lại 2 nước cho đến khi còn 1 bát độ 250 ml.

Các loại thuốc thơm, cần lấy khí vị cho nên khi sắc thuốc gần được mới bỏ vào sau (bạc hà, tử tô, kinh giới, quế chi).

Các loại khoáng vật (thạch cao, đại giả thạch, thạch quyết minh…) tinh dầu thuốc khó ra, cần phải giã nát rồi mới sắc.

Nếu trong thuốc thang có a giao, xuyên bối mẫu, xuyên tam thất (tán bột) thì khi sắc được thuốc thang mới cho các vị trên vào đánh tan ra mà uống. Các loại như quế, trầm, bắc mộc hương thì phải mài với nước thuốc rồi uống (xung phục).

Ma hoàng thì phải sắc trước, bỏ bọt, sau mới cho thuốc khác vào để sắc (ma hoàng thang).

Thang thuốc có các vị thuốc là hạt (sa nhân, tô tủ…) thì cần làm dập trước khi sắc.

Các dược liệu là bột, có lông cần cho vào một túi vải để sắc.

Ghi chú: đối với thang thuốc trẻ em, dùng siêu bé hơn; số lượng nước thuốc lấy độ 1/2 hay 1/3 của người lớn.

Đối với thuốc Nam có nhiều lá và cành nhỏ chỉ cần sắc một nước trong 1-2 giờ, lọc rồi cô lại. Nhưng với rễ cứng, cành to thì vẫn nên sắc 2 lần.

Nếu tổ chức giã dập vụn được thuốc phiến rồi ngâm 1/2 giờ mới sắc thì thời gian chỉ bằng 1/2 thời gian sắc theo cổ điển, mà phẩm chất lại được tốt hơn.

3. Trách nhiệm chung trong vấn đề sắc thuốc

Để thực hiện đúng đắn quy tắc sắc thuốc nói trên, để thuốc sắc có công hiệu thì:

a. Người kê đơn phải ghi chú rõ ràng trong đơn thuốc: thuốc phát biểu hay thuốc bổ, các vị cần sắc trước hay sắc sau.

b. Người bốc thuốc phải gói riêng những vị kê trong đơn theo lời dặn của người kê đơn để người sắc thuốc không lầm lẫn và ghi ngoài thang thuốc đây là loại thuốc gì.

c. Người sắc thuốc phải được học tập tác dụng của thuốc thang và quy tắc sắc thuốc để thấy tầm quan trọng của việc sắc thuốc mà tuyệt đối tuân theo kỹ thuật chuyên môn.

Phải theo dõi quá trình sắc thuốc, nhất là khi thuốc đang sôi (giờ cao điểm) phải có mặt tại chỗ và thỉnh thoảng đảo dược liệu trong ấm lên xuống, nếu không thuốc sẽ bị trào hoặc bị cháy.

Phải có biện pháp chống lầm lẫn cụ thể để tránh thang thuốc của người này lại đưa cho người khác.

Theo Bào chế đông dược 2005