Logo Website

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG LYCOPEN VÀ BETA-CAROTEN TRONG QUẢ GẤC SAU KHI THU HOẠCH

23/09/2020

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG LYCOPEN VÀ BETA-CAROTEN TRONG QUẢ GẤC SAU KHI THU HOẠCH

Apinya Bhumsaidon, Montip Chamchong

Agriculture and Natural Resources, 50 (4), 257-263 (2016)

Quá trình nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lycopen và beta-caroten trong quả gấc sau khi thu hoạch của 3 yếu tố khác nhau gồm: thời gian thu hoạch và bảo quản, phương pháp chuẩn bị mẫu trước khi chiết xuất. Kết quả thu được cho thấy, sau khi thu hoạch và bảo quản ở nhiệt độ 260C (±10C) và 24±1% RH trong khoảng 15 ngày thì hàm lượng lycopen trong 3 mẫu quả gấc (mẫu thu ở giai đoạn vỡ màu-M1; mẫu thu ở giai đoạn chín trung bình-M2; mẫu thu ở giai đoạn hoàn toàn chín-M3) trồng ở Thái Lan lần lượt là: 0,11-8,99 mg/100g quả tươi (M1); 3,88-22,94 mg/100 g quả tươi (M2); 18,95-50,11 mg/100 g quả tươi (M3). Trong khi đó, hàm lượng β-caroten nằm trong khoảng 0,002-4,82 mg/100 g quả tươi (M1); 0,31-13,59 mg/100 g quả tươi (M2); 22,68-39,16 mg/100 quả tươi (M3). Kết quả khảo sát ảnh hưởng điều kiện chuẩn bị mẫu cho thấy cả hai phương pháp chuẩn bị mẫu trước khi chiết xuất bằng kỹ thuật trộn (WBM) và nghiền bi (BMM) đều ảnh hưởng không đáng kể đến hàm lượng lycopen và beta-caroten trong quả gấc (p> 0,05). Quả gấc thu ở giai đoạn chín hoàn toàn sau 6 ngày bảo quản cung cấp hàm lượng lycopen cao nhất đạt 50,11± 1,59 mg/100 g quả tươi, trong khi  hàm lượng β-caroten được xác định đạt cao nhất trong mẫu quả chín hoàn toàn sau 15 ngày lưu trữ hoặc khi quả gấc đã bị hỏng. Phương pháp định lượng lycopene và beta-caroten trong quả gấc dùng trong nghiên cứu này là phương pháp UV-VIS. Nếu bỏ qua yếu tố mức độ chín khi thu hoạch, các phương trình biểu diễn giữa nồng độ lycopene, beta-caroten trong màng hạt gấc có hệ số tương quan lần lượt là 0,77 và 0,89 với sai số chuẩn ước lượng lần lượt là 16,09 và 6,39.

Nguồn tin N.T.H.Ly/N.T.Nga (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác