Logo Website

BA GẠC LÁ VÒNG

06/04/2020
Ba gạc lá vòng được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở. Hiện nay ta chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alkaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần.

BA GẠC LÁ VÒNG 

ba gạc lá vòng Rauvolfia verticillata

Ba gạc lá vòng - Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.; Ảnh: Vinayaraj và Michael Kesl

Tên khoa học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.; Họ Trúc đào (Apocynaceae).

Tên đồng nghĩa: Rauvolfia chinensis (Hance) Hemsl.

Tên khác: Sam tô, lạc toọc (Tày), la phu mộc, cơn đồ (Mường), tích tiên (vùng Ba Vì - Hà Tây).

Mô tả:

Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5; phiến lá hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4-7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen. Ra hoa tháng 3-12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm. Mùa hoa: tháng 4 - 6; mùa quả: tháng 7 - 10. ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm.

Tránh nhầm với cây ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.; họ Rutaceae), nhiều nơi gọi là ba chạc tắm ghẻ (xem Ba chạc),

Phân bố, sinh thái:

Ba gạc lá vòng là một trong số những loài ba gạc mọc tư nhiên đươc nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Viện Dược liệu từ 1961 đến nay có thể khẳng định đây là một cây thuốc tương đối hiếm ở nước ta. Các điểm phân bố đã được xác định lại thuộc các tỉnh Lạng Sơn (huyện Văn Quan), Nghệ An (Kỳ Sơn), Cao Bằng, Phú Thọ. Trước đây, cây được trồng làm mẫu ở vườn thuốc Trạm Nghiên cứu dược liệu Nam Hà. Hiện còn trồng lưu giữ tại Trạm Nghiên cứu cây thuốc Tam Đảo và Sa Pa (Viện Dược liệu).

Ba gạc lá vòng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên, cây thường mọc lẫn với một vài cây bụi thấp khác ở bờ mương rẫy, ven đường đi (Văn Quan-Lạng Sơn) hay ở ven rừng thứ sinh gần nguồn nước (Kỳ Sơn-Nghệ An). Cây trồng ở Sa Pa, Tam Đảo tỏ ra thích nghi với điều kiện của vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao (nhiệt độ từ 15 đến 18,3°C). Rụng lá mùa đông. Cây trồng từ hạt sau hai năm cao khoảng 0,8m và bắt đầu có hoa lứa đầu tiên. Càng về sau, hoa quả càng nhiều. Đặc biệt quả chín của năm trước có thể tồn tại đến đầu mùa hoa năm sau. Tỉ lệ nảy mầm của hạt cao nhất khoảng 75%.

Vì trữ lượng ít, ba gạc lá vòng đã được đưa vào "Sách Đỏ Viêt Nam" để bảo vê.

Cách trồng:

Ba gạc lá vòng ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình 22 - 23°C, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1500 - 2000mm. Cây thích sống trong bóng râm, thường mọc xen kẽ với cây gỗ hoặc cây bụi ở những khoảnh đất tương đối bằng phẳng ở ven làng, hai bên bờ sông, suối hoặc khe núi. Đất thích hợp thường là đất đỏ đá vôi nhiều mùn, có độ pH từ 4,5 đến 6. Đất quá khô cằn, sỏi đá không thích hợp cho việc trồng ba gạc lá vòng. Cây được trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.

Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành.

Nhân giống bằng hạt: Vào tháng 8-9 hàng nảm, khi quả chín tập trung, thu và ngâm trong nước 10-12 giờ, sau đó bóp nát và loại bỏ thịt quả rồi thu lấy những hạt chìm. Hạt được xử lý ngâm vào nước nóng 40 - 45°C trong vòng 12 giờ, vớt ra để ráo rồi đem gieo ngay. Hạt phơi khô sẽ nhanh chóng mất sức nảy mầm. Vì vậy, nếu phải chuyên chở đi xa, cần trộn hạt đã xử lý như trên với cát ẩm, đóng vào túi vải hay bao đay, dứa... để vận chuyển.

Đất vườn ươm cần chọn đất cát pha, giữ ẩm tốt, có độ pH 5 - 6,5, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống rộng 0,8-1m, cao 17-20 cm, Hạt được gieo thành rạch cách nhau 20cm; cứ 5 - 5,5kg hạt gieo trôn 500m2 vườn ươm, sau đó lấp đất 2 - 3cm, phủ rơm rạ hay cỏ khô và lưới giữ ẩm thường xuyên.

Hạt sau khi gieo 15-20 ngày thì bắt đầu nảy mầm. Lúc này cần dỡ rạ, tiếp tục tưới giữ ẩm và làm cỏ thường xuyên. Nếu thấy cây con bị vàng lá thì có thể tưới nước phân chuồng pha loãng hoặc đạm sulfat (2%).

Nhân giống bằng cành: Vào tháng 7 - 8, có thể chọn cành bánh tẻ không bị sâu bệnh chặt thành đoạn dài 17 - 20cm, đầu trên chặt bằng, đầu dưới chặt vát giâm vào vườn ươm (giống như vuờn ươm hạt) với khoảng cách 15 x 20cm. Hom giống cần đặt nghiêng 45°, đầu hom nhô nên khỏi mặt đất khoảng 2 - 3cm, sau đó phủ rạ (để giữ ẩm, tránh đóng váng và hạn chế cỏ dại. Hom giâm nảy mầm sau 7-10 ngày và ra rễ sau 15-20 ngày. Không cần phải dỡ rạ. Nếu chăm sóc tốt tỷ lệ sống có thể đạt tới 90%. Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết vì không có hiệu quả bằng phương pháp nhân giống bằng hạt.

Thông thường, câv giống được gieo ươm vào tháng 9 và đến tháng 2 - 3 năm sau thì đánh đi trồng. Ruộng trồng ba gạc lá vòng nên chọn đất cát pha ven sông suối, ánh sáng vừa phải, nhiều mùn, màu mỡ. Sau khi làm đất kỹ, cây con được trồng với khoảng cách tối thiểu 0,5 x0,5m. Mỗi gốc cây bón lót khoảng 1,5-2 kg phân chuồng ủ mục với supe lân (5-7 tấn phân chuồng ủ với 100-150kg supe lân/ha), ở Trung Quốc, người ta trồng ba gạc lá vòng xen kẽ với chuối, đủ đủ..., vừa tăng thêm thu nhập, vừa tạo được bóng râm che cho cây phát iriổn tốt hơn. Chuối, đu đủ có thể trồng ở khoảng cách 2 x 2,3 m hoặc 2 x 2,7 m. Trồng xen còn giảm được công làm cỏ và chăm sóc. Nếu ba gạc lá vòng không bị vàng lá, còi cọc thì không cần bón thúc thêm phân.

Ba gạc lá vòng thỉnh thoảng bị sâu, rệp hại lá, có thể phun Basudin 10G, Sherpa 25EC hoặc Rogor 50EC để trừ diệt.

Cây trồng sau hai năm thì đươc thu hoạch. Vào mùa đông dùng cuốc đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô dùng làm thuốc hoặc bóc lấy vỏ, phơi khô để chế biến.

Bộ phận dùng:

Rễ (Radix Rauvolfiae Verticilatae), thường có tên là La phụ mộc: Lá cũng được dùng.

Thu hái chế biến: Thường thu hái rễ cây mọc hoang, có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Ðào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Trong rễ và lá có alkaloid toàn phần là 0,9-2,12% (rễ) và 0,72-1,69% (lá) trong đó chủ yếu là reserpin rescinnamin, canescin, raunescin, serpentinin, rauvolfia A (C25H28N2O2).

Tác dụng dược lý:

Ở Việt Nam dạng nước sắc của ba gạc lá vòng đã được chứng minh có những tác dụng sau đây: Trên chó thí nghiệm với liều 0,5g/kg có tác dụng hạ huyếl áp rõ rệt. Trên tim ếch cô lập và tại chỗ có tác dụng làm chậm nhịp tim. Còn có tác dụng an thần gây ngủ.

Theo tài liệu nước ngoài (Trung Quốc) dịch chiết nước, cồn của lá và rễ ba gạc lá vòng với liều 100 - 150mg/kg trên chó gâv mê có tác dụng hạ huyết áp, kéo dài khoảng 1giờ. Nước sắc vỏ rễ bằng đường cho thuốc vào dạ dày trên chó gây mê tác dụng hạ huyết xuất hiện sau khi dùng thuốc 30 phút. Phần alkaloid tan trong nước, trên chó và mèo thí nghiệm với liều 1 - 3 mg/kg tiêm tĩnh mạnh có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài; trên chó gây cao huyết áp thực nghiệm thuốc cũng có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Chất rauvolfin A chiết từ ba gạc lá vòng với liều lượng 2mg/kg trên mòo gây mê có tác dụng hạ huyết áp, đối kháng với tác dụng tăng áp của adrenalin, tác dụng an thần vếu. Cũng như các loài ba gạc khác, tác dụng hạ huyết áp của các chế phẩm từ ba gạc lá vòng thay đổi tùy theo địa phương cây mọc. LD50 được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống của ba gạc lá vòng mọc ở Trung Quốc là 0,69g/kg (ở Quảng Tây) và 0,82g/kg (ở Hải Nam).

Alkaloid spegatrin chiết từ ba gạc lá vòng có tác dụng ức chế sự phân tiết adrenalin, còn chất venicillatin có tác dụng phong bế hạch. Việc sử dụng trên lâm sàng chứng tỏ verticillatin có tác dụng điều trị tốt đối với tăng huyết áp lại ít có tác phụ (PROSEA 1999).

Tính vị, tác dụng: Rễ Ba gạc có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp. Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ðược dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở. Hiện nay ta chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alkaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần. 

Cách dùng, liều lượng

Liều dùng trung bình của cao lỏng là 30 giọt một ngày; có thể tăng lên 45-60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10-15 ngày cần nghỉ.

Ghi chú

Loài này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nay, nên hiện nay cây đã hiếm dần.

Tham khảo:

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)