DƯƠNG ĐỊA HOÀNG TÍA
DƯƠNG ĐỊA HOÀNG (洋 地 黃) TÍA
Folium Digitalis.
Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital
Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Tên đồng nghĩa: Digitalis alba Schrank; Digitalis campbelliana W.Baxter; Digitalis carnea Meigen & Weing.; Digitalis fucata Ehrh.; Digitalis gloxinioides Carrière; Digitalis gyspergerae Rouy; Digitalis intermedia Lapeyr.; Digitalis libertiana Dumort.; Digitalis longiflora Lej.; Digitalis media Elmig.; Digitalis miniana Samp.; Digitalis nevadensis Kunze; Digitalis purpurascens Roth; Digitalis purpurascens Lej.; Digitalis purpurea f. alba (Schrank) K.Werner; Digitalis purpurea var. albiflora Lej.; Digitalis purpurea f. alpina K.Werner; Digitalis purpurea subsp. bocquetii Valdés; Digitalis purpurea f. carnea (Meigen & Weing.) K.Werner; Digitalis purpurea var. gyspergerae(Rouy) Fiori; Digitalis purpurea var. humilis Rouy; Digitalis purpurea f. humilis (Rouy) K.Werner; Digitalis purpurea var. miniana (Samp.) Cout.; Digitalis purpurea var. nevadensis Amo; Digitalis purpurea var. parvifloraLej.; Digitalis purpurea f. parviflora (Lej.) K.Werner; Digitalis purpurea var. tomentosa (Hoffmanns. & Link) Webb; Digitalis purpurea var. valida Merino; Digitalis purpureolutea G.Mey.; Digitalis speciosa Salisb.; Digitalis thapsi Bertero ex Nyman; Digitalis thapsi var. intermedia Lindl.; Digitalis tomentosa Hoffmanns. & Link
Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai, cây mới tạo một cán hoa và lá, cao tới 1-2m. ít khi phân nhánh. Hoa có màu tía đẹp, hình chuông, dạng như ngón của găng tay; phần dưới và trong của hoa hơi sáng hơn với các chấm màu sẫm. Ra hoa tháng 5-9.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Digitalis).
Phân bố, sinh thái:
Dương địa hoàng được Viện Dược liệu nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 60. Cây trồng thử nghiệm ở Sa Pa, Tam Đảo, Trại thuốc Văn Điển (Hà Nội) và Đà Lạt (1978-1980) đều sinh trưởng phát triển tốt. Đó là loài cây ưa khí hậu ẩm, mát với điều kiện phát triển thích hợp từ 15 đến 20°C. Về mùa đông cây có hiện tượng tàn lụi; sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 3-6. Cây trồng ở Sa Pa ra hoa quả nhiều. Hạt giống gieo trồng được.
Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) còn giữ được giống của cả hai loài dương địa hoàng. Số cá thể của loài hoa trắng còn rất ít, cần chú ý bảo tồn.
Thu hái: Thu hái lá năm đầu vào mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học : Các glycosid tim: trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin... Còn có tanin, inositol, luteolin và nhiều acid và chất béo.
1. Các gilycosid tim: Lá dương địa hoàng có khoảng 20 glucosid cường tim mà phần genin của chúng thuộc 3 nhóm: gitoxigenin (1), gitaloxigenin (2) và digitoxigenin (3). Trong đó, glycosid chủ yếu là purpurea glycosid A với tỷ lệ 52,6mg%, purpurea glucosid B 50,7mg% và glucogitaloxin 108,6mg%. Đó là những glycosid sơ cấp. Dưới tác dụng của enzym digipurpidase có trong cây, các glycosid sơ cấp bị cắt glucose cuối mạch, với purpurea glycosid A cho digitoxin (còn gọi là digitoxosid hoặc digitalin kết tinh). Digitalin khó tan trong nước, hơi tan trong cloroform, tan trong cồn và kết tinh trong ethanol loãng dưới dạng vi tinh thể trắng, vị rất đắng [α]D20 = +16,5 đến +18,5 (2% trong cloroform). Digitalin được ghi vào dược điển của nhiều nước.
Với purpurea glycosid B, glucose bị cắt cho gitoxin, còn glucogitaloxin cho gitaloxin.
- Các glycosid có phần aglycon là digitoxigenin gồm: Purpurea glycosid A (desacetyl diginalid A), orodosid, digitoxin (digitalin nativelle)
- Các glycosid có phần aglycon là gitoxigenin gồm: Purpurea glycosid B (desacetyl diginalid B), gitorin, strospesid, digitalinum verum, gitoxin.
- Các glycosid có genin là gitaloxigenin: Verodoxin, gitaloxin, glucogitaloxin.
Hạt dương địa hoàng chứa khoảng 30 loại glycosid cường tim với hàm lượng chừng 0,5% gồm digitalinum verum hàm lượng khoảng 0,2% glucoverodoxin (verodoxin + glucose).
2. Các thành phần khác:
- Saponosid: Gồm những glycosid có khung steroid, chủ yếu có trong hạt, một lượng nhỏ trong lá. Các chất saponosid làm cho những cardenolid trong dược liệu dễ hoà tan và dễ hấp thu trong cơ thể.
Saponosid quan trọng nhất là digitonin (digitonosid) được Schemiedeberg phân lập năm 1875. Hai saponosid khác là tigonin (tigonosid) và gitonin (gitonosid).
- Ngoài ra trong lá còn có 10 dẫn chất anthraquinon, chủ yếu là digitolutein (1 methoxy - 2 hydroxy 3 methyl anthraquinon); các dẫn chất flavonoid gồm digitoflavonoid (7ß-glycosid của 5,7,3’4' tetrahydroxy flavon) và digicitrin (5,3' dihydroxy 3,6,7,4',5' hexamethoxy flavon); papalosid = luteolin + glucose; các acid hữu cơ như cafeic, formic, acetic, sucinic, lactic, citric; các acid béo như myristic, palmitic, cerotic, oleic, linoleic, linolenic, melisyl alcol; các sterol : sitosterol và các acid amin : cholin, acetylcholin.
Chiết xuất glycosid tim từ dương địa hoàng: (Viện Dược liệu):
a. Xử lý nguyên liệu: Hái lá tươi cả cuống vào buổi trưa nắng cắt nhỏ 3mm, rải mỏng thành từng lớp dày 0,5cm, ủ men để thuỷ phân. Sau đó, diệt men ở nhiệt độ cao 320-350°C trong 50-60 giây. Rồi sấy khô ở nhiệt độ 50-60°C.
b. Chiết digitoxin và gitoxin (dạng hỗn hợp): Đem nguyên liệu đã xử lý chiết bằng hỗn hợp dung môi metylen chlorua: ethanol (80: 20). Rửa dịch chiết 2 lần, mỗi lần l00ml nước. Có thu hồi dung môi ở áp suất giảm đến khi thể tích còn 500ml. Lấy 50ml clorur metylen : ethanol (80: 20) rửa lại, tập trung các dịch chiết clorur metylen lại rồi cô thu hồi dung môi thành cao. Loại bỏ clorophyl bằng benzen, lọc lấy tủa giữa hai lớp dung môi, sấy ở 40-60° thu được hỗn hợp glycosid màu xanh nhạt.
c. Tinh chế gitoxin : Hoà tan bột hỗn hợp trong benzen: cloroform (1:2) lọc qua cột Al2O3 (hoạt độ II). Cô thu hồi dung môi còn 200ml, để tủ lạnh thu được tinh thể màu trắng ngà. Tiếp tục tinh chế trong hỗn hợp dung môi cloroform-ethanol (1:1) thu được tinh thể gitoxin tinh khiết. Hiệu suất 0,0124%, điểm chảy 265-270°C.
d. Tinh chế digitoxin : Nước cái sau khi đã lấy gitoxin, cô thành cao, loại chất béo bằng ether dầu 3 lần, mỗi lần 20ml. Thêm 20ml acetat ethyl và ít fonnamid, khuấy mạnh để qua đêm. Lọc hút chân không lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất 3 lần, mỗi lần 20ml, được tủa màu trắng ngà. Kết tinh lại nhiều lần trong aceton. Digitoxin tinh khiết thu được với hiệu suất 0,0034%, điểm chảy 249-251°C (tài liệu của Viện Dược liệu).
Tác dụng dược lý
Các glycosid của dương địa hoàng có những tác dụng sau :
1. Tăng cường sức co bóp cơ tim: Tác dụng này thể hiện rõ trên động vật thí nghiệm cũng như trên người bệnh, trên tim cô lập cũng như trên tim tại chỗ, có tính đặc hiệu cao và tác dụng trực tiếp trên cơ tim. Tác dụng còn thể hiện đối với tim bình thường cũng như trường hợp suy tim. Đối với tim bình thường, các glycosid cường tim trong khi tăng cường sức co bóp cơ tim đồng thời cũng gây co bóp các mạch máu ngoại vi, làm tăng trở kháng ngoại vi, lượng máu trở về tim giảm, cho nên lượng máu do tim đẩy ra khi co bóp không được tăng cường. Còn trong trường hợp suy tim, trên cơ sở sức co bóp của cơ tim bị suy yếu, tác dụng tăng cường sức co bóp của thuốc thông qua các bộ phận cảm nhận về áp lực ở xoang động mạch cổ và cung động mạch chủ gây nên các phản xạ điều tiết, làm giảm hoạt động hệ thần kinh giao cảm, gây giãn mạch ngoại vi, trở kháng ngoại vị giảm, lượng máu trở về tim tăng, do đó lượng máu do tim đẩy ra được gia tăng. Ngoài tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, các glycosid cường tim còn có tác dụng kéo dài một cách tương đối thời gian tủn nghỉ và làm giảm lượng tiêu hao oxygen của tim bị suy yếu, do đó là thuốc thích hợp để điều tn suy tim.
2. Làm giảm nhịp đập của tim: Trong trường hợp suy tim, lượng máu do tim đẩy ra khi co bóp giảm, gây nên các phản xạ điều tiết làm cho nhịp tim tăng nhanh. Glycosid cường tim tăng cường sức co bóp cơ tim dẫn đên lượng máu do tũn đẩy ra tăng, nên không còn phản xạ tăng nhanh nhịp tim nữa.
3. Tác dụng ức chế dẫn truyền: Glycosid cường tim có tác dụng kéo dài thời gian trơ của hệ thống dẫn truyền và ức chế sự dẫn truyền nhĩ-thất. Dùng với liều điều trị thông thường, glycosid cường tim chỉ hơi kéo dài tốc độ dẫn truyền và không ảnh hưởng đến nhịp đập bình thường của tũn, còn với liều ngộ độc tốc độ dẫn truyền bị kéo dài rõ rệt, gây nên blốc nhĩ-thất. Tác dụng ức chế dẫn truyền và kéo dài thời gian của hệ thống dẫn truyền rất có lợi cho việc điều trị rung nhĩ.
4. Ảnh hưởng đối với tâm đồ: Những biến đổi của sóng T xuất hiện sớm nhất, đoạn ST thường hạ thấp, sóng T trở thành 2 pha hoặc đảo ngược. Sự thay đổi của sóng T là dấu hiệu để theo dõi tác dụng của glycosid cường tim đối với chuyển hoá cơ tim, những biến đổi này sẽ biến mất sau khi ngừng thuốc 2-3 tuần lễ. Phức bộ sóng QRS và khoảng Q-T rút ngắn; khoảng P-P tăng biểu thị nhịp tũn giảm. Khoảng P-R hoặc P-Q tăng biểu thị dẫn truyền bị kéo dài.
Chuyển hoá của thuốc trong cơ thể, sau khi uống, các glycosid cường tim được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hoá, digitoxin được hấp thu hoàn toàn và ổn định, còn tình trạng hấp thu của gitaloxin không ổn định, trong cơ thể dễ chuyển thành gitoxin mà gitoxin thì hầu như không bị hấp thu. Sau khi được hấp thu vào máu, glycosid cường tim kết hợp với protein huyết thanh ở mức độ nhất định, digitoxin kết hợp với lượng lớn nhất. Quá trình thanh thải của digitoxin chủ yếu là qua chuyển hoá ở gan. Một số chất cảm ứng men gan như phenobarital, thiopentan có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hoá của thuốc, do đó dẫn đến hiện tượng làm giảm nồng độ digitoxin trong máu. Digitoxin bằng đường uống tác dụng xuất hiện rõ sau khi dùng thuốc 2 giờ và đạt đỉnh cao sau 8-12giờ.
Độc tính cấp: Digitoxin trên chuột lang, bằng đường uống có LD50= 60mg/kg, còn trên mèo cũng bằng đường uống LD50 của digitoxin là 0,18mg/kg. Gitoxin - trên chuột nhắt trắng, bằng đường tiêm phúc mạc có LD50 = 6,4mg/k:g, còn trên chuột cống trắng LD50 là 21,0mg/kg.
Tác dụng: Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh.
Công dụng: Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim nhịp không đều; làm nguyên liệu chiết xuất các glycosid tim.
Cách dùng, liều lượng:
Bột lá: Người lớn: Uống mỗi lần 0,05 - 0,1g, uống 3 - 4 lần trong ngày. Trẻ em: Uống mỗi lần 0,005 - 0,006g tuỳ theo tuổi. Còn dùng dưới dạng viên, cồn thuốc, nước sắc.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata