BÁCH HỢP
BÁCH HỢP (百合)
Bulbus Lilii
Bách hợp - Lilium brownii var. chlorasteri Baker; Ảnh tcmwiki.com
Tên khoa học: Lilium brownii var. chlorasteri Baker, thuộc họ Hành (Liliaceae)
Tên đồng nghĩa: Lilium brownii var. viridulum Baker
Tên khác: Cánh hoa li ly, Tỏi trời, Tỏi rừng, Sluốn phạ, Khẻo ma (Tày), Kíp pá (Thái), Cà ngái dòi (Dao)
Bộ phận dùng: Thân hành (Bulbus Lilii). Thân hành do nhiều vẩy kết lại, xếp lợp lên nhau (Ðông y có tên là Bách hợp).
Mô tả: Cây thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.
Phân bố: Cây mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ mương rẫy vùng núi ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, mọc hoang trên các đồi cọ Sapa (Lào Cai). Tại Trung Quốc mọc hoang ở nhiều tỉnh (Hồ Nam, Tứ Xuyên, Triết Giang, Hồ Bắc, Giang Tô, Quảng Đông). Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Trồng trọt, thu hái, chế biến: Trồng bằng dò như trồng hành, tỏi. Sau một năm thu hoạch. Muốn dò to cần ngắt hết hoa. Cuối hạ đầu thu sau khi hoa nở, cây bắt đầu khô héo thì đào lấy dò, rửa sạch đất, cắt bóc ra từng phiến, đồ nước sôi 5-10 phút (lâu quá sẽ bị nhũn), sau đó phơi hay sấy thật khô.
Thu hái: Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), chất béo, vitamin C, alcaloid. Trong bách hợp chất colchixein C21G23O6N.1/2H2O.
Tính vị: Bách hợp có vị đắng tính hàn.
Quy kinh: Tâm và phế
Công năng: Nhuận phế, giảm ho, định tâm, kiện vị, dưỡng trung tiêu
Công dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Phối hợp trong các phương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán.
Bài thuốc:
1. Chữa ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ; dùng Bách hợp. Mạch môn, Sinh địa, đều 20g. Tâm sen sao 5g sắc uống.
2. Chữa triệu chứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi, lấy nước uống.
3. Chữa viêm phế quản, các chứng ho: Bách hợp 30g, Mạch môn 10g. Bách bộ 8g, Thiên môn đông 10g. Tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, sắc với 1 lít nước, còn 400ml chia ba lần uống trong ngày.
4. Chữa đại tiện ra máu: Hạt Bách hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, uống 6-12g.
5. Chữa đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách hợp 30g, Ô dược 10g sắc uống.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng. Ho do phong hàn không dùng.
Chú ý: Không nhầm cây bách hợp với cây tỏi voi hay loa kèn đỏ Amaryllis belladona Sw, họ Thuỷ tiên Amaryilidaceae có tép to, mỏng uống vào dễ bị nôn.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza