BÁ BỆNH-cải thiện sinh lý nam
BÁ BỆNH
Bá bệnh: Eurycoma longifolia Jack; vi.wikipedia.org, wiki.nus.edu.sg and kr.123rf.com
Tên khác:
Bá bịnh, Bách bệnh, Mật nhơn, Mật nhân, Lồng bẹt, hay Hậu phác nam, nho nan (Tày), Mờ lụ (Kho), Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Longjack (Anh quốc).
Tên khoa học:
Eurycoma longifolia Jack; Thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Tên đồng nghĩa:
Eurycoma latifolia Ridl.; Eurycoma longifolia var. cochinchinensis Pierre; Eurycoma merguensis Planch.; Eurycoma tavoyana Wall.
Mô tả:
Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5 – 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Eurycomae longifoliae), thân, vỏ thân (Cotex Eurycomae longifoliae), rễ (Radix Erycomae longifoliae).
Phân bố:
Ở Việt Nam, bá bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1.000 m) và trung du; các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc.
Thu hái:
Quanh năm, phơi khô.
Chế biến:
Dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc
Bảo quản:
Nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
Các hợp chất triterpen (Niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, episapelin A, melianon, hyspidron). Các alcaloid (carbolin, 9,10-dimethoxycanthin), chất đắng (Eurycomalacton)
Từ vỏ cây Bá bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry of Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).
Tác dụng dược lý:
- Tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên.
- Tăng cường ham muốn tình dục, làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá trình quan hệ tình dục và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp.
- Tác dụng ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa.
- Bá bệnh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay sau khi sử dụng cây Bá bệnh một thời gian đều có kết quả tốt, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout
- Tại Campuchia, người ta dùng rễ trị ngộ độc, say rượu, trị giun.
Tính vị:
Vị đắng, tính mát
Qui kinh:
Quy vào kinh can, thận
Công năng:
Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ.
Công dụng:
Lá Bách bệnh làm thuốc chữa chàm trẻ em, thân, rễ làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Một số tài liệu nghiên cứu gần đây cho rằng nước sắc Bách bệnh có hoạt tính kích thích sinh dục nam.
Cách dùng, liều dùng:
Ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác
Bài thuốc:
1. Chữa sốt, ngộ độc, say rượu:
Rễ Bá bệnh 20g sắc uống.
2. Chữa chàm ở trẻ em, chữa lở ngứa, ghẻ:
Lá Bá bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên.
3. Kích thích tiêu hóa, chữa chứng ăn không tiêu:
Vỏ thân Bá bệnh 12g, Trần bì 8g, Can khương 4g, Đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi chân tay:
Rễ, vỏ thân Bá bệnh 15g, sắc uống ngày 2 lần.
5 Chữa liệt nửa người bên phải, tê lạnh cơ thể
Bài thuốc gồm: Xấu hổ, đậu chiều, dây trâu cổ và dây đau xương: Mỗi vị 8g, Bách bệnh 4g; Cây thần sa 6g; Quả hồ tiêu chín (phơi khô, bỏ vỏ ngoài, quế chi 5g; Gừng tươi: 3g; Rễ đinh lăng 10g
Cách dùng: Sắc uống, đều đặn dùng mỗi ngày 1 thang.
6. Chữa âm huyết suy kém
Bài thuốc gồm: Cây bá bệnh 6g; Dây ký sinh 2g; Đậu đen 12g; Hà thủ ô đỏ 10g; Các nguyên liệu khác gồm cây gùi, tang chi, rễ cỏ xước, cây huyết rồng, muống biển: Mỗi vị 8g
Cách dùng: Sắc uống, đều đặn dùng mỗi ngày 1 thang.
7. Chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, ăn lâu tiêu
Bài thuốc gồm: Cây mật nhân 50g; Củ sả, củ gấu, tiêu lốt: Mỗi vị 50g; Vỏ quýt, thổ hoắc hương, thổ cam thảo, dây mơ, nhân trần, dây rơm, xuyên phác: Mỗi vị 100g
Cách dùng: Các vị trên đem tán thành bột, người lớn uống 12g/ngày, trẻ em dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
8. Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em
Bài thuốc gồm: 1 nắm lá bá bệnh
Cách dùng: Dùng lá bá bệnh nấu nước tắm rửa ở khu vực bị ảnh hưởng, kết hợp giã nát là cây để đắp lên khu vực cần điều trị cho đến khi da được chữa lành.
9. Chữa tắc kinh, đau bụng kinh
Bài thuốc gồm: 15g rễ bá bệnh
Cách dùng: Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 lần. Liệu trình dùng thuốc trong 7 – 10 ngày liên tục.
10. Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa
Bài thuốc gồm: Rễ cây bá bệnh 20g; 10 quả chuối sứ khô; 1 lít rượu trắng
Cách dùng: Đem chuối sứ nướng vàng và cho vào bình thủy tinh ngâm với rễ bá bệnh và rượu. Để bình rượu nơi mát mẻ trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi lần uống 30ml x 3 lần/ngày.
11. Bài thuốc cải thiện sinh lý nam từ cây bách bệnh
Bài thuốc gồm: Bá bệnh 400mg; Nhân sâm 50mg; Linh chi: 50g
Cách dùng: Để chữa yếu sinh lý, bào chế thuốc thành viên nang và dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Ghi chú:
- Chế phẩm từ Bá bệnh sử dung phòng và hỗ trợ điều trị mãn dục nam có biểu hiện như rối loạn cường dương, yếu sinh lý, giảm ham muốn, giảm trương lực cơ. Người mới ốm dậy, mệt mỏi, suy nhược; Nam giới cần tăng hoạt động thể lực và trí óc.
- Theo nhiều nhà nghiên cứu khi dùng ở liều cao rễ cây Bá bệnh, một trong những tác dụng phụ quan trọng thường gặp nhất là gây mất ngủ, hiện tượng mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến nguy cơ làm giảm hưng phấn tình dục. Nó còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn lo lắng, làm giảm tính kiên nhẫn và có khi gây nóng nảy tức giận.
- Rễ mật nhân vị rất đắng, nếu ngâm uống rượu, không nên dùng quá nhiều trong ngày.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl