BA GẠC LÁ TO
BA GẠC LÁ TO
Ba gạc lá to - Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard; Paro Nguyen
Tên khoa học: Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard; Họ Trúc đào (Apocynaceae).
Tên khác: Ba gạc Campuchia, hơ rác, ka day (Ba Na). Ba gạc cam bốt; cây nhanh, Día độc, Ka dạy, cây Nhanh.
Tên nước ngoài: Cambodian rauvolfia (Anh).
Mô tả:
Cây thảo cao tới 1,5m, có nhựa mủ trắng, vỏ nhẵn, có lỗ bì, màu nâu tươi. Cành lá xum xuê (3-8 cành). Lá chụm 3 không lông, mỏng, có thể dài tới 30cm, rộng 8-10cm, gân phụ 10-16 cặp. Hoa mọc thành xim kép (xim dạng tán) ở ngọn; lá bắc nhỏ, đài xanh, cao 1,5mm; tràng hoa đỏ, cao cỡ 2cm, tai cao 3mm, có đĩa mật. Bầu hai lá noãn rời. Quả hạch, lúc non màu xanh, khi chín màu tím đen, chứa một hạt. Mùa hoa tháng 3-5 quả tháng 8-11.
Phân bố, sinh thái
Ba gạc lá to là một trong số ba loài đặc hữu ở Đông Dương. Cây phân bố ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, ba gạc lá to chỉ thấy từ vùng Thừa Thiên - Huế trở vào. Mọc tập trung nhiều nhất ở Quảng Ngãi (huyện Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long); Quảng Nam (Trà My, Hiên, Giằng, Đại Lộc); Kon Turn (Sa Thầy, Kom Plông); Đăk Lắk (Ea Súp, Krông Buk) và Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc). Cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc tốt trên loại đất đỏ bazan, lẫn với các loại cày bụi thấp và dây leo khác ở ven rừng thứ sinh hoặc trảng sau nương rẫy - Độ cao phân bố từ 600 đến gần 800m. Tại một vùng câv mọc tương đối tập trung thuộc xã Trà Giác, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xác định có tới trên 150 cá thể trong một hecta (kết quả điều tra 1983).
Ba gạc lá to là cây mọc nhanh. Cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều. Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt tốt, nên thường gặp cây mọc thành những đám lớn, đôi khi gần như thuần loại. Ngoài ra, cây cũng có khả năng mọc cây con chồi từ gốc hoặc các đoạn rễ còn sót lại sau khi bị chặt. Trong số những loài ba gạc mọc tự nhiên ở Việt Nam, ba gạc lá to là cây có trữ lượng lớn nhất. Tuy nhiên chúng thường bị chặt phá bừa bãi do khai hoang, mở mang vùng canh tác. Câv thuốc này cũng đã được đưa vào "Sách Đỏ Việt Nam" để chú ý bảo vệ.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ (Cortex Radicis Rauvolfiae Cambodianae).
Thành phần hóa học:
Vỏ rễ chứa nhiều alkaloid (2,59% ở vỏ rễ đã bỏ lớp bầu, 1,242% nếu tính toàn bộ rễ) sơ bộ thấy có ajmalin và reserpin.
Tác dụng dược lý:
Giống như các loài Rauvolfia khác, rễ ba gạc lá to có tác dụng hạ huyết áp và an thần.
Tính vị, tác dụng: Vỏ rễ có vị đắng tính hàn. Reserpin có tác dụng hạ huyết áp. Vỏ rễ làm thuốc hạ huyết áp (đạt mức tối đa sau 15 ngày), làm dịu nhịp tim và an thần.
Công dụng:
Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp. Cũng dùng chữa lỵ. Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.
Cách dùng:
Dùng trong lấy vỏ rễ nấu nước uống, hoặc dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2 mg alcaloid toàn phần, mỗi lần 10-20 giọt hay một viên. Ngày 2-3 lần. Uống liền 2-4 tuần, nghỉ 2-4 tuần rồi tiếp tục đợt khác. Dùng ngoài lấy rễ nấu nước đặc pha thêm muối để tắm rửa hoặc bôi.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Ngọc nữ pier - Clerodendrum pierreanum
- Công dụng của cây Siro - Carissa carandas
- Công dụng của cây Riềng tàu - Alpinia chinensis
- Công dụng của cây Bạc căn nhỏ - Streptocaulon kleinii
- Công dụng của cây Bạch cổ đinh - Polycarpaea corymbosa
- Công dụng của cây Tra làm vồ - Thespesia populnea
- Công dụng của cây Đinh lăng lá ráng - Polyscias filicifolia
- Công dụng của cây Dây bông xanh - Thunbergia grandiflora
- Công dụng của Hạt gấc
- Công dụng của cây Bèo tây - Eichhornia crassipes
- Công dụng của cây Ké trơn - Pavonia rigida
- Tác dụng lợi tiểu của Cỏ lông chông
- Công dụng của cây Mướp rừng - Cardiopteris quinqueloba
- Công dụng của cây Đậu cánh dơi - Christia vespertilionis
- Công dụng của cây mướp sát hường- Cerbera manghas
- Công dụng của cây Trâm hùng đẹp - Raphistemma pulchellum
- Công dụng của cây Chỉ thiên - Elephantopus scaber
- Công dụng của quả Sung
- Công dụng của Bìm bìm lam - Ipomoea nil
- Công dụng của cây Tra làm chiếu - Hibiscus tiliaceus