BA KÍCH LÔNG-chữa lưng gối mỏi đau, di mộng tinh
BA KÍCH LÔNG
Ba kích lông: Morinda cochinchinensis DC.; Ảnh Tấn Trịnh
Tên khác:
Ba kích quả to, Đại quả Ba kích, Nhàu Nam Bộ.
Tên khoa học:
Morinda cochinchinensis DC.; thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Gynochthodes cochinchinensis (DC.) Razafim. & B. Bremer; Morinda trichophylla Merr.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây nhỡ, thân có lông vàng dày, nằm. Lá có phiến thon, chóp có đuôi, dài 5-10mm, đen lúc khô, hai mặt có lông vàng, dày ở gân chính, gân phụ 10-12 cặp; cuống dài 4-10mm; lá kèm mỏng, nhọn, có lông. Tán hoa 5-8 mỗi tán mang 30-40 hoa, cuống tán 3,3cm, hoa không cuống, lúc khô đen; đài cao 1,5mm, tràng có ống cao 2,2mm, trắng. Quả hợp, to vào cỡ 2cm, vàng khi chín sau đỏ.
Thời gian ra hoa quả:
Tháng 4 đến tháng 6
Bộ phận dùng:
Rễ (Radix Morindae Cochinchinensis)
Phân bố:
Trên thế giới cây có ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên; Kon Tum, Gia Lai, Ðắk Lắk, Lâm Ðồng.
Sinh thái:
Cây mọc tự nhiên trong rừng ẩm, nơi sáng, ở độ cao 100-1200 m.
Thu hái:
Thu hái rễ quanh năm. Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích.
Tính vị:
Vị cay ngọt tính hơi ấm.
Tác dụng:
Dược liệu có tác dụng làm ngừng ho, trừ phong.
Công dụng:
Người dâm thường dùng với công dụng như Ba kích, chữa lưng gối mỏi đau, phong thấp, đau thần kinh tọa, chữa di tinh, mộng tinh.
Cách dùng liều lượng:
Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh:
Nguyên liệu gồm: Ba kích lông, Tục đoạn, Cốt toái bổ, Cẩu tích, mỗi vị 12g, Thiên niện kiện 8g. Cách dùng sắc uống mỗi ngày một thang, dùng 5-7 ngày.
2. Chữa thận hư di tinh:
Nguyên liệu gồm: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g, Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g. Cách dùng: sắc uống.
3. Chữa di tinh, mộng tinh:
Nguyên liệu gồm: Khiếm thực 20g, Bạch tật lê 12g, hạt Sen 20g, Long cốt 20g, nhị Sen 10g, Ba kích lông 12g, Thỏ ty tử 20g, Câu kỷ tử 12g, vỏ Đùm đụm 20, Kim anh tử 12g. Cách dùng: sắc uống ngày một thang, dùng 5-7 ngày liền.
4. Chữa đau thần kinh tọa:
Nguyên liệu gồm: Ba kích lông 16g, Dây chiều 10g, Nho rừng 20g, Thiên niên kiện 16g, Cối xay 16g, Trinh nữ 16g, lá Lốt 12g, Cỏ xước 20g, Sầm xạ 20g. Cách dùng: sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata
- Công dụng của cây Nghệ mảnh - Curcuma gracillima