Logo Website

BA SOI-cho phụ nữ sau sinh

14/01/2021
Cây Ba soi có tên khoa học: Macaranga denticulata (Blume) Müll.Arg.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Công dụng: Gỗ màu trắng, cứng, thớ mịn, nhưng chóng bị mối mọt, chỉ dùng đóng đồ thông thường, vỏ cây cho sợi đùng dệt mành, đan lát. Ở Malaysia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt.

BA SOI

Ba soi Macaranga denticulata

Cây Ba soi: Macaranga denticulata (Blume) Müll.Arg.; Ảnh herbarium.gov.hk and en.wikipedia.org

Tên khác: 

Hu ba soi, Mã rạng răng, lá Nến, Bùm bụp, Mán bầu, Co tân, Mã rau.

Tên khoa học: 

Macaranga denticulata (Blume) Müll.Arg.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Macaranga chatiniana (Baill.) Müll.Arg.; Macaranga denticulata var. pustulata (King ex Hook.f.) Chakrab. & M.Gangop.; Macaranga denticulata var. pustulata (King ex Hook. f.) Chakrab. & M.G. Gangop.; Macaranga denticulata var. zollingeri Müll. Arg.; Macaranga gmelinifolia King ex Hook.f.; Macaranga gummiflua (Miq.) Müll.Arg.; Macaranga henricorum Hemsl.; Macaranga perakensis Hook.f.; Macaranga pustulata King ex Hook.f.; Mappa chatiniana Baill.; Mappa denticulata Blume; Mappa gummiflua Miq.; Mappa truncata Müll.Arg.; Mappa wallichii Müll.Arg.; Mappa wallichii Baill.; Rottlera glauca Hassk.; Tanarius chatinianus (Baill.) Kuntze; Tanarius denticulatus (Blume) Kuntze; Tanarius gmelinifolius (King ex Hook.f.) Kuntze; Tanarius paniculatus Kuntze; Tanarius perakensis (Hook.f.) Kuntze; Tanarius pustulatus (King ex Hook.f.) Kuntze

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây gỗ lớn cao 5-18m, nhánh non có cạnh và lông màu hung. Lá có phiến hình lọng to, dài đến 17 -25cm, rộng 16-20cm, có 4 tuyến ở nơi gân của cuống, không lông, có tuyến nhỏ vàng rải rác, mép nguyên hay có răng; cuống ngắn cách mộp 5-20mm. Chuỳ to, nhiều nhánh; lá bắc nhỏ; hoa đực 9-19 nhị; hoa cái 2-3 vòi nhuỵ. Quả nang, hai mảnh vỏ, đen, nhỏ, rộng 5mm, phủ đầy tuyến. Hạt đen đen nhăn, đường kính 2,5mm. Hoa tháng 3-6; quả tháng 11-12.

Bộ phận dùng: 

Lá (Folium Macarangae Denticulatae).

Phân bố: 

Cây phân bố ở Trung Quốc, Bhutan, NE Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam,  cây mọc ở rừng thưa, trên các bãi hoang, ở bìa rừng thứ sinh đến độ cao 1100m, phổ biến sau khi trồng rẫy ở Vĩnh Phú, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Ninh Thuận.

Sinh thái:

Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh trên đất ẩm, tầng đất dày. Khả năng tái sinh hạt rất mạnh nơi ánh sáng đủ. Hoa tháng 5 - 6. Quả tháng 11 - 12.

Thành phần hoá học: 

- Trong cây có nhựa mủ màu hồng khi mới chảy ra, sau đó biến đổi màu sang nâu và đặc lại.

- Từ rễ đã phân lập và xác định được các hợp chất: beta-sitosteryl-3-O -D-glucopyranoside-2-O-palmitate (1),   alfa-onocerin (3), taraxerone (4), aleuritolic acid 3-p-hydroxybenzoate (5), cleomiscosin B (6), axit 3,3' -di-O-metylellagic (7), mulberrin (8), beta-D-glucopyranoside của metyl salicylat (9). 

Tác dụng dược lý:

Các hợp chất 1, 3–5, 7, và 9 cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng ATCC25923, ATCCY0109, ATCC25922 và ATCC27853  9, 10 . Hợp chất 1 và 3 cho thấy hoạt tính kháng khuẩn yếu đối với các chủng vi sinh vật ATCC25923. Hợp chất 7 và 9 cho thấy hoạt tính kháng khuẩn yếu đối với chủng vi sinh ATCCY0109.

Công dụng: 

Gỗ màu trắng, cứng, thớ mịn, nhưng chóng bị mối mọt, chỉ dùng đóng đồ thông thường, vỏ cây cho sợi đùng dệt mành, đan lát. Ở Malaysia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org 

- efloras.org

- Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 249.

- Fan, QF., Zheng, JY., Song, QS. et al. Chemical Constituents of the Roots of Macaranga denticulata . Chem Nat Compd 51, 586–587 (2015). https://doi.org/10.1007/s10600-015-1355-z