BẮC SA SÂM-Chữa viêm phế quản mạn tính, ho,
BẮC SA SÂM
Bắc sa sâm: Glehnia littoralis F.Schmidt ex Miq.; Ảnh alamy.com
Tên khác:
Sa sâm bắc, Sâm cát, Bạch sâm, Xà lách biển, Hải cúc.
Tên khoa học:
Glehnia littoralis F.Schmidt ex Miq., thuộc họ Cần (Apiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Cymopterus glaber (A.Gray) Black; Cymopterus littoralis J.G.Cooper & A.Gray; Phellopterus littoralis Benth.; Phellopterus littoralis (A. Gray) F. Schmidt
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm cao 20-40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20-30cm, đường kính 5-8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1-2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10-12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15-20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu. Ra hoa tháng 4-5; có quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng:
Rễ (Radix Glehniae), thường gọi là Bắc sa sâm.
Phân bố sinh thái:
Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000-1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18-20o, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm.
Thu hái chế biến:
Trồng bằng hạt gieo vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân. Sau khi trồng 1-2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Ðào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng. Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô. Ðể bảo quản, cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.
Thành phần hoá học:
Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Ðã tách được các chất imperatorin, psoralen, osthenol-7-O-β-gentiobiosid.
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Công dụng:
Thường dùng chữa: 1. Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; 2. Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Cách dùng, liều dùng:
Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa bệnh hư lao thổ huyết hay nóng âm gầy khô, phổi yếu, tim đập không đều, mạch nhanh và nhỏ yếu, khó thở thổn thức: Sa sâm và Mạch môn, mỗi vị 20g sắc uống.
2. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho, khó thở: Sa sâm 30g, Cỏ tóc tiên 10g, Cam thảo 6g sắc uống.
Ghi chú:
Không dùng với Veratrum nigrum L.
Bệnh nhân bị viêm gan C có triệu chứng đau tức gan khi dùng sa sâm.
Dùng đồng thời với lê lô.
Người không phải âm hư phổi tái, ho thuộc hàn thì không nên dùng.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Cà gai leo Solanum procumbens trị viêm gan hiệu quả
- Người dân Ninh Hạ thu hoạch và chế biến câu kỷ tử
- Sâm đại hành Eleutherine bulbosa điều trị mất ngủ, thiếu máu
- Kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn
- Hoa Cúc nụ áo chữa đau răng
- Câu kỷ tử hỗ trợ thị lực tăng cường sinh lý nam
- Cúc vạn (Tagetes erecta) thọ tăng cường thị lực
- Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ
- Bùng bục trị viêm gan mạn tính
- Câu kỷ tử tăng cường sinh lý
- Nông dân Ninh Hạ thu hái sơ chế Câu kỷ tử
- Trồng trọt và thu hoạch Câu kỷ tử ninh hạ
- Câu kỷ tử Ninh Hạ tuyệt vời
- Câu kỷ tử ninh hạ
- Mặt nạ câu kỷ tử dưỡng da
- Trái Dư (Solanum mammosum) trên mâm ngũ quả miền Tây chỉ ngắm thôi đừng ăn
- Công dụng của quả Lý (Syzygium jambos)
- Nho Akebi Nho tím khổng lồ từ Nhật Bản
- Bồ công anh Lactuca indica điều trị sưng vú tắc tia sữa
- Công thức làm đẹp da mặt nạ câu kỷ tử với sữa chua