Logo Website

BÁCH BỘ ĐỨNG

18/02/2018
Thân mọc đứng, cao 10-50cm, phân nhánh, mọc bò hay quấn, màu đo đỏ, tối. Lá mọc so le, dạng tim, kéo dài, nhọn, dài 6-8cm, rộng 5-6cm; gân chính 9-13 màu đỏ. Hoa ở nách lá, xếp 1-2 cái, màu đo đỏ hay trắng lục, các mảnh ngoài hình dải, nhọn mũi, dài 22-23mm, rộng 4mm; 2 mảnh trong hình ngọn giáo, thuôn, dài 22mm, rộng 7,5mm.

Tên khoa học: Stemona collinsae Craib, thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae).

Mô tả: Rễ nạc, số lượng thay đổi, to bằng ngón tay. Thân mọc đứng, cao 10-50cm, phân nhánh, mọc bò hay quấn, màu đo đỏ, tối. Lá mọc so le, dạng tim, kéo dài, nhọn, dài 6-8cm, rộng 5-6cm; gân chính 9-13 màu đỏ. Hoa ở nách lá, xếp 1-2 cái, màu đo đỏ hay trắng lục, các mảnh ngoài hình dải, nhọn mũi, dài 22-23mm, rộng 4mm; 2 mảnh trong hình ngọn giáo, thuôn, dài 22mm, rộng 7,5mm. Quả dạng quả nang, hình nón dẹp, cao 1cm, nở thành hai van, chứa 2 hạt có áo hạt trắng và xẻ tua.

Bộ phận dùng: Thân rễ (Radix Stemonae). Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô. Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Phân bố sinh thái: Cây của Nam Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thường gặp trong các ruộng, rẫy, các chỗ trống và đất chứa cát.

Công dụng:

- Ở Lào, người ta gọi cây này là Hak sam sip, đó là loại củ trừ mối rất có hiệu quả. Kết quả thử nghiệm được nêu lại như sau: "Người ta nghiền 100g rễ Bách bộ đứng và ngâm trong một lít nước trong hai giờ, và ngâm vài miếng gỗ mềm vào trong đó trong 24 giờ. Các mảnh gỗ này được đặt vùi trong tổ mối và đặt ở lối ra vào của mối, trong thời gian 48 giờ. Không có mảnh gỗ nào bị mối phá hại, và mối đều tránh không đụng đến chúng. Người ta lại rưới nước ngâm rễ Bách bộ đứng này vào tổ mối, đến lần rưới thứ hai mối bắt đầu di chuyển và bỏ hoàn toàn tổ mối.

- Người Lào còn dùng Bách bộ đứng dưới dạng nước xông diệt chấy rận vv...

Ghi chú: Ở nước ta còn có một số loài Bách bộ đứng, cũng được sử dụng.

Tham khảo Từ điển cây thuốc Việt Nam 2005

Bài viết Stemonaceae-họ Bách bộ khác