BẠCH ĐÀN ĐỎ
BẠCH ĐÀN ĐỎ
Tên khác:
Bạch đàn lá dày
Tên khoa học:
Eucalyptus robusta Sm.; thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Tên đồng nghĩa:
Eucalyptus multiflora Poir.; Eucalyptus multiflora var. bivalvis Blakely; Eucalyptus robustavar. bivalvis (Blakely) Blakely; Eucalyptus robusta var. rostrata (Cav.) Pers.; Eucalyptus rostrata Cav.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây gỗ thường xanh, cao 5-15m, có thể đến 30m, vỏ đo đỏ, có nhựa. Lá ít thơm, ở nhánh non, phiến lá xoan, ở nhánh trưởng thành, phiến thon hẹp cong cong, gốc hơi không cân xứng. Cụm hoa là tán, có khi chuỳ; hoa vàng vàng, nhị nhiều. Quả hình chén dài dài; nở thành 4 mảnh. Mùa hoa tháng 7-10.
Phát triển của Bạch đàn đỏ:
Cây phát triển rất nhanh. Bạch đàn là loài cây phát triển nhanh nhất trên thế giới, có thể phát triển cao 3 cm trong một ngày và tăng lên đến 1 mét chiều cao trong một tháng, có thể tăng lên đến 10 mét chiều cao trong một năm. Brazil có diện tích trồng bạch đàn phát triển tốt nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng tối đa 7,8 m3/năm, có tốc độ tăng trưởng tối đa 4 m3/năm trong rừng thử nghiệm ở Hải Nam.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Eucalypti).
Phân bố sinh thái:
Gốc ở châu Úc, cây nhập trồng ở nhiều địa phương được trồng để lấy gỗ và lấy bóng mát.
Thu hái, sơ chế:
Có thể thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu chứa cineol, pinen, camphen, các aldehyd valeric, butyric... Trong đóthành phần chính là monoterpene alpha-pinene (73,0%)
Tác dụng dược lý:
Tinh dầu kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli và nấm Candida albicans
Tính vị, tác dụng:
Vị hơi cay, hơi đắng, tính bình, có mùi thơm; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, trừ mủ và chống ngứa.
Công dụng:
Ở Trung Quốc được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, cúm, viêm não truyền nhiễm, viêm não B; 2. Viêm phần trên đường hô hấp, viêm hầu; 3. Viêm khí quản, viêm phổi nang; 4. Viêm bể thận cấp và mạn; viêm thận; 5. Viêm ruột, bệnh do nấm Candida; 6. Sốt rét; 7. Bệnh giun chỉ.
Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida, và sát khuẩn da.
Tinh dầu làm thuốc sát trùng, làm nóng, chữa cảm cúm, ho.
Cách dùng liều lượng:
10-15g dạng thuốc sắc, Bạch đàn đỏ gây kích thích dạ dày và có thể gây rối loạn cho gan, cần thêm đường để giảm bớt kích thích. Dùng ngoài, nấu nước rửa.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- Sartorelli P, Marquioreto AD, Amaral-Baroli A, Lima ME, Moreno PR. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oils from two species of Eucalyptus. Phytother Res. 2007;21(3):231-233.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Táo đỏ tân cương, thưởng thức tại vườn
- Cận cảnh ăn táo đỏ tại vườn ở Tân Cương
- Hạt mướp đắng (Momordica charantia) tốt cho sinh lý nam
- Nghệ đen chữa trào ngược dạ dày
- Chữa thoái hóa cột sống bằng cây bìm bịp Clinacanthus nutans
- Vườn táo đỏ lớn bát ngát ở Tân cương
- Cây quả nổ, sâm tanh tách Ruellia tuberosa điều trị thận hư
- Trang trại táo đỏ ở Tân cương
- Cây Dổi đất Piper auritum giảm đau dạ dày và chữa bệnh hen suyễn
- Thu hoạch câu kỷ tử, cách ăn câu kỷ tử và pha trà
- Cà gai leo Solanum procumbens trị viêm gan hiệu quả
- Người dân Ninh Hạ thu hoạch và chế biến câu kỷ tử
- Sâm đại hành Eleutherine bulbosa điều trị mất ngủ, thiếu máu
- Kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn
- Hoa Cúc nụ áo chữa đau răng
- Câu kỷ tử hỗ trợ thị lực tăng cường sinh lý nam
- Cúc vạn (Tagetes erecta) thọ tăng cường thị lực
- Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ
- Bùng bục trị viêm gan mạn tính
- Câu kỷ tử tăng cường sinh lý