BẠCH ĐÀN XANH
BẠCH ĐÀN XANH
Tên khác:
Bạch đàn tròn, Khuynh diệp, Bạch đàn xanh, Cây dầu gió, An thụ.
Tên nước ngoài:
Blue gum, Australian fever tree, iron bark tree (Anh); gommier bleu (Pháp).
Tên khoa học:
Eucalyptus globulus Labill.; thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Tên đồng nghĩa:
Eucalyptus gigantea Dehnh.; Eucalyptus glauca A.Cunn. ex DC.; Eucalyptus globulosusSt.-Lag.; Eucalyptus globulus subsp. globulus; Eucalyptus maidenii subsp. globulus (Labill.) J.B.Kirkp.; Eucalyptus perfoliata Desf.; Eucalyptus pulverulenta Link
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le, dài 15-30cm, có cuống phiến dài và hẹp, hình lưỡi liềm, xếp đứng theo thân và có hai mặt giống nhau. Hoa ở nách lá, có cuống ngắn, dài 4 cạnh, mốc mốc, hình tháp vuông, nhị dài 1,5cm. Quả hình bông vụ, thuộc loại quả nang to 2,5cm, mang dài hoa tồn tại và chứa 2 loại hạt: loại đen sinh sản, loại nâu không sinh sản.
Bộ phận dùng:
Lá và tinh dầu (Folium et Oleum Eucalypti).
Phân bố sinh thái:
Cây nguồn gốc châu Úc được nhập trồng làm cây bóng mát, lấy lá.
Thu hái, sơ chế:
Bạch đàn xanh có thể thu hái quanh năm. Dược liệu có thể dùng tươi, khô hoặc lấy lá cất tinh dầu đều được.
Bảo quản:
Tinh dầu Bạch đàn xanh cần được bảo quản trong lọ thủy tinh, màu hổ phách. Lưu trữ dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
Thành phần hoá học:
Lá Bạch đàn xanh chứa tinh dầu, chất vô cơ, tanin, chất nhựa, chất đắng, acid phenol (acid galic, acid cafeic), hợp chất flavonoid là heterosid của querceton, eucalyptin, heterosid phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 1-3%; thành phần chính của tinh dầu là cineol, (hay eucalyptol) 70-80%, còn có α-pinen, piperiton, phellandren, butyraldehyd, capronaldehyd.
Tính vị, tác dụng:
Lá Bạch đàn xanh có tác dụng hạ nhiệt, bổ và làm se do có tanin, cầm máu yếu, diệt ký sinh trùng. Tinh dầu được hấp thụ qua da, ống tiêu hoá và mô tế bào dưới da, dễ bài tiết, làm long đờm, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, sát trùng... chủ yếu là thuốc nhựa thơm. Dùng ở trong nó có tác dụng sát trùng, chủ yếu sát trùng đường hô hấp và đường niệu, làm chất thơm, trừ thấp, trị giun và kích thích. Dùng ngoài, có tính chất diệt vi khuẩn, diệt ký sinh, làm liền sẹo, đề phòng bệnh nhiễm trùng và bệnh về phổi và trừ muỗi.
Công dụng:
- Dùng trong chữa 1. Bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mạn, cảm cúm, ho lao phổi, hen suyễn, ho; 2. Bệnh đường tiết niệu, bệnh trực khuẩn coli, đái tháo; 3. Một số chứng bệnh và sốt như sốt rét, rốt ricketsia, sởi; 4. Thấp khớp, đau dây thần kinh; 5. Ký sinh trùng đường ruột; 6. Ðau nửa đầu, suy nhược.
- Dùng ngoài, đắp lên vết thương, bỏng, trị đau phổi, cúm, viêm xoang, bệnh chấy rận và trừ muỗi.
Cách dùng:
Ðể dùng trong, có thể dùng các dạng sau:
- Hãm uống 3-4 lá trong 1 ly nước, đun sôi vài phút và hãm 10 phút. Ngày 3-5 ly.
- Bột, lá làm thành viên 0,5g dùng 6-10 viên ngày.
- Cồn thuốc 1/5 ngày 1-10 giọt. Có thể dùng tinh dầu, dung dịch cồn...
- Ðể dùng ngoài, có thể hãm xông, xoa hay băng bó.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Sơn cúc: Wedelia biflora (L.) DC.
- Cây Sú (Aegiceras corniculatum) trị viêm lợi
- Cúc bạc leo - Senecio scandens
- Đan sâm trị đau tức ngực, đau nhói vùng tim
- Thồm lồm gai trị viêm da cơ địa, chốc đầu
- Trị hôi miệng với Bạch chỉ
- Hạ khô thảo trị huyết áp cao
- Ngưu bàng trị phù thận cấp tính
- Hoàng cầm an thai
- Ngũ gia bì gai chữa đau nhức xương khớp
- Thương nhĩ tử chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Cộng dụng của Màng tang và tinh dầu Màng tang
- Râu hùm trị viêm dạ dày, viêm đại tràng
- Cây Kim vàng trị hen suyễn
- Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis) S. Q. Tong & Y. M.
- Lữ đằng trĩn điều trị viêm thận phù thũng
- Nhân Trần chữa viêm gan vàng da
- Gỗ mỡ hay vàng tâm có danh pháp khoa học là Magnolia conifera
- Cây hoa Sói
- Hương nhu trắng trị sâu răng viêm lợi