Logo Website

BẠCH ĐẦU NHỎ

25/08/2020
Bạch đầu ông nhỏ có Tên khoa học: Cyanthillium patulum (Dryand. ex Dryand.) H.Rob.; thuộc họ Cúc (Asteraceae). Công dụng: Công dụng: Chồi non có thể dùng luộc làm rau ăn. Thường dùng cây chữa: . Viêm ruột-dạ dày cấp, ỉa chảy;. Phong nhiệt, cảm mạo, nhức đầu, sốt và rét.

BẠCH ĐẦU NHỎ

Tên khác: 

Cúc bạc đầu.

Tên khoa học: 

Cyanthillium patulum (Dryand. ex Dryand.) H.Rob.; thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Tên đồng nghĩa

Bothriocline papuana O.Hoffm.; Cacalia patula Kuntze; Conyza patula Dryand. ex Dryand.; Cyanopis madagascariensis DC.; Cyanthillium pubescens Blume; Cyanthillium villosum Blume; Isonema ovata Cass.; Vernonia patula (Dryand.) Merr.; Vernonia pratensis Klatt

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây thảo sống hằng năm, cao 50-70cm, phần nhánh từ khoảng giữa. Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng, mặt trên ít lông, mắt dưới đầy lông mềm màu trắng bạc, dài 2,5-5cm, rộng 1-1,5cm. Ngù hoa có lá gồm nhiều cụm hoa đầu, màu tim tím, hình cầu, đường kính 6-8mm, bao chung có lông. Quả bế 4-5 góc, không có khía, nhẵn, có tuyến, dài khoảng 1,5mm, mào lông dài 4-5mm, màu trắng, mau rụng. Mùa hoa quả tháng 11-5. 

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Cyanthilliae).

Phân bố, sinh thái: 

Loài này phân bố khắp Ðông Dương và vùng Viễn Ðông. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang ở bờ ruộng, đồng bằng. 

Thu hái: 

Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tình trạng bảo tồn:

Không dánh giá (NE)

Tính vị, tác dụng: 

Bạch đầu nhỏ có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng bổ, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tán hàn, làm se, cầm ỉa chảy.

Thành phần hoá học: Từ phần trên mặt đất của cây Bạch đầu ông nhỏ đã phân lập và xác định được bốn flavon: luteolin (1), tricin (2), luteolin 4′-O-β-D-glucoside (3) và luteolin 7-O-β-D-glucoside (4), bốn caffeoylquinates, 3,4-dicaffeoylquinic acid (5), 4,5-dicaffeoylquinic acid (6), ethyl 3,4-dicaffeoylquinate (7) và chlorogenic acid (8), cũng như esculetin (9), và hai catechol, acid caffeic (10) và acid protocatechuic (11)

Tác dụng dược lý:

Dịch chiết metanol thô của lá C. patulum cho thấy tiềm năng cao chống sốt rét mà chưa từng công bố về dược lý và hóa thực vật nào trước đây.

Công dụng: 

Chồi non có thể dùng luộc làm rau ăn. Thường dùng cây chữa: 

1. Viêm ruột-dạ dày cấp, ỉa chảy.

2. Phong nhiệt, cảm mạo, nhức đầu, sốt và rét.

3. Rong huyết. Có khi được dùng làm thuốc bổ, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống trừ hậu sản, thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm uống. 

4. Dùng ngoài giã đắp dùng trị mụn nhọt.

Bài thuốc: 

Chữa rong kinh: Lá Bạch đầu nhỏ, lá Bạc thau, lá Ngải cứu mỗi thứ một nhúm tay, giã nát lọc nước uống.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- theplanlist.org

- Lin, Y.-L & Wang, W.-Y. (2002). Chemical constituents of Vernonia patula. Chinese Pharmaceutical Journal. 54. 187-192.

Antonius Nugraha Widhi Pratama, Dwi Koko Pratoko, Bawon Triatmoko, Naura Bathari Winarto, Tinton Agung Laksono1 and Ari Satia Nugraha; Senna occidentalis and Cyanthillium patulum: Indonesian Herbs as Source for Antimalarial Agents; the 10th International Conference on Green Technology; Faculty of Science & Technology, Universitas Islam Negeri Maulana Malik Ibrahim Malang, Indonesia 2nd–3rd October, 2019