BẠCH HOA XÀ
BẠCH HOA XÀ (白花蛇)
Agkistrodon seu Bungarus
Cây đuôi công: Plumbago zeylanica L.
Tên khác: Cây đuôi công.
Tên khoa học: Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).
Mô tả: Cây sống dai cao 0,3-0,6m, có gốc dạng thân rễ, với thân sù sì, bóng láng. Lá mọc so le, hình trái xoan, hơi có tai và ôm thân, nguyên, nhẵn, nhưng trăng trắng ở mặt dưới. Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài.
Cây ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6.
Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Malaysia, nhưng thuần hoá và thường trồng trong tất cả các xứ nhiệt đới, nhất là ở Java (Indonesia). Ởnước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình; trồng bằng cành ở nơi ẩm mát.
Bộ phận dùng: Rễ, lá.
Thu hái: rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi.
Tác dụng dược lý: Plumbagin là một tác nhân làm viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh, kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích thích đối với hệ thần kinh.
Thành phần hoá học : Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5- naphtoquinon-1-4).
Công năng: Khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt.
Công dụng: Ở Trung Quốc, thường dùng trị 1. Phong thấp đau nhức xương, da thịt thâm tím; 2. Đau dạ dày, gan lách sưng phù; 3. Bệnh ngoài da (hecpet mọc vòng), nhọt mủ, bong gân. Kinh nghiệm dân gian dùng lá giã đắp chữa đinh nhọt rất đặc hiệu, do đó có tên là cây lá dính. Ở Inđônêxia, cũng dùng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, các bệnh về cơ quan tiết niệu và làm thuốc gây sẩy thai. Để chữa các bệnh ngoài da, người ta lấy lá và rễ giã ra trộn lẫn với bột gạo làm thuốc đắp. Để trị nhức đầu, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc đắp vào phía sau tai sẽ làm giảm đau. Ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, ỉa chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, phù toàn thân, làm thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và những bệnh ngoài da khác. Cồn thuốc của rễ cây có khả năng làm ra mồ hôi. Dịch sữa của cây dùng đắp trị ghẻ và mụn loét.
Cách dùng, liều lượng: Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp. Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ.
Bài thuốc:
- Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
- Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.
- Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
- Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
- Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
- Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ.
- Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay.
- Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ).
Chú ý:
- Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.
- Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae)
- Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bị bỏng rộp, dùng acid boric để rửa chỗ da bị tổn thương.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Sài hồ bắc - Bupleurum chinense
- Công dụng của cây Cỏ thơm - Lysimachia congestiflora
- Công dụng của cây Dưa chuột dại - Solena amplexicaulis
- Công dụng của cây Bọ mẩy hôi - Clerodendrum bungei
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.