BẠCH LIỄM
BẠCH LIỄM
Tên khoa học:
Ampelopsis japonica (Thunb.) Makino; thuộc họ Nho (Vitaceae).
Tên đồng nghĩa:
Ampelopsis dissecta Koehne; Ampelopsis lucida Carrière; Ampelopsis mirabilis Diels & Gilg; Ampelopsis napiformis Carrière; Ampelopsis rubricaulis Carrière ex Planch.; Ampelopsis serianifolia(Walp.) Bunge; Ampelopsis triloba Carrière; Ampelopsis tripartita Carrière; Ampelopsis tuberosa Carrière; Cissus serianiifolia (Bunge) Walp.; Paullinia japonica Thunb.; Vitis serianiifolia (Bunge) Maxim.; Vitis serianiifolia var. aconitifolia (Bunge) Franch.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá chét hình trái xoan bánh bò 4 x 2 cm, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân; nụ tròn, to 1-1,5mm. Mùa hoa tháng 5- (7-8) quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng:
Rễ (Radix Ampelopsis), thường gọi là Bạch liễm.
Bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm một ngày đêm, ủ mềm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Thường hay tán bột làm hoàn tán. Không phải tẩm sao.
Bảo quản:
Dược liệu để nơi khô ráo, đậy kín trong chum, vại, lọ, có lót vôi sống vì dễ bị mốc mọt.
Phân bố sinh thái:
Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Giang, Tây Nguyên. Cây mọc tự nhiên, rải rác trong rừng.
Thành phần hoá học:
Trong củ có chất nhầy và tinh bột.
Từ rễ phân lập được các chất: schizandriside, resveratrol, (+)-catechin, (−)-epicatechin, (+)-gallocatechin, (−)-epicatechin gallate, 3α-trans-feruloyloxy-2α-O-acetylurs-12-en-28-oic acid, and methyl 3α-trans-feruloyloxy-2α-hydroxyurs-12-en-28-oate
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, ngọt, hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung, tán kết.
Công dụng:
Rễ dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước.
Cách dùng, liều lượng:
6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hỏa, nhiệt độc thì không nên dùng.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- Xiong, H., Mi, J., Le, J. et al. Chemical constituents of Ampelopsis japonica. Chem Nat Compd 53, 791–793 (2017)
- Mi J, Wu C, Li C, Xi F, Wu Z, Chen W. Two new triterpenoids from Ampelopsis japonica (Thunb.) Makino. Nat Prod Res. 2014;28(1):52-56
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Mè đất
- Công dụng của Đậu rồng Psophocarpus tetragonolobus
- Công dụng của Quả cóc
- Công dụng của Hoa tóc tiên - Ipomoea quamoclit L.
- Công dụng của cây Bù dẻ lá lớn - Uvaria cordata
- Rau má trẻ hóa làn da
- Công dụng của cây Thạch anh
- Công dụng của cây Còng - Samanea saman
- Cây Vông vang người bạn tuyệt vời của hệ tiết niệu - Abelmoschus moschatus
- Công dụng của cây Hồng
- Công dụng của Rau bò khai - Erythrophalum scandens
- Công dụng của Thù du Hồng kông - Cornus hongkongensis
- Cách dùng xơ mướp chữa trĩ
- Công dụng của cây Mía
- Công dụng của cây Tô liên cùng màu Torenia concolor
- Công dụng của Nghệ đen Curcuma aeruginosa
- Công dụng của cây Giác hồ ma - Martynia annua
- Công dụng của hoa Gừng - Zingiber officinale
- Công dụng của cây Thiên đầu thống - Cordia obliqua
- Cây Ngải tiên - Hedychium coronarium chữa viêm đại tràng