Logo Website

BÁO XUÂN HOA-chữa sưng amygdal, viêm họng

24/01/2021
Báo xuân hoa có tên khoa học: Androsace umbellata (Lour.) Merr.; thuộc họ Anh thảo (Primulaceae). Công dụng: Ðược dùng chữa: Sưng amygdal, viêm họng; Tiêu hoá bất lương, đau bụng, kết mô viên, đau mắt hột, viêm tấy; Ðòn ngã tổn thương; Gân xương đau nhức; Ðau đầu, đau răng.

BÁO XUÂN HOA

Báo xuân hoa Androsace umbellata

Báo xuân hoa: Androsace umbellata (Lour.) Merr.; Ảnh zhiwutong.com and shutterstock.com

Tên khác: 

Cây điểm địa, Điểm địa, Báo xuân hoa, Hùng trâm, Hầu lung thảo.

Tên khoa học: 

Androsace umbellata (Lour.) Merr.; thuộc họ Anh thảo (Primulaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Androsace carnosula DubyAndrosace carnulosa DubyAndrosace orbicularis Roem. & Schult.Androsace patens C.Wright ex A.GrayAndrosace rotundifolia Sm.Androsace rotundifolia Lehm. ex Roem. & Schult.Androsace saxifragifolia BungeDrosera umbellata Lour.Primula minutiflora ForrestPrimula umbellata (Lour.) Bentv.

Mô tả:

Cây thảo nhỏ sống một hay hai năm cao 5-10cm; toàn thân có lông. Lá chụm ở đất, cuống dài 1-1,5cm, có lông, phiến xoan bánh bò, dài 1,5-2cm, rộng 1,5cm, gốc tù đến hình tim, có lông thưa, mép có răng, gân phụ 2-3 cặp. Cụm hoa tán trên cuống đứng cao mang 10-15 hoa. Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng; nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô. Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh. Ra hoa tháng 2-4.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Androsaces); thường gọi là Ðiểm địa mai.

Phân bố: 

Trên thế giới cây có ở: Ấn Độ, Nhật Bản, Kashmir, Hàn Quốc, Myanmar, New Guinea, Pakistan, Philippines, Nga, Sikkim và Việt NamỞ Việt Nam, cây mọc ở đồng ruộng một số nơi: Ninh Bình (rừng Cúc Phương) và Nghệ An (Nghi Lộc). 

Sinh thái:

Bãi cỏ thông thoáng, ven đường; độ cao từ 100 -1500 m.

Thu hái: 

Toàn cây thu hái vào mùa xuân, mang về rửa sạch hay phơi khô.

Tính vị: 

Vị cay, đắng tính hàn.

Tác dụng: 

Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, kiện tỳ.

Công dụng: 

Ðược dùng chữa: 

1. Sưng amygdal, viêm họng; 

2. Tiêu hoá bất lương, đau bụng, kết mô viên, đau mắt hột, viêm tấy; 

3. Ðòn ngã tổn thương; 

4. Gân xương đau nhức; 

5. Ðau đầu, đau răng. 

Liều dùng

12-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với liều lượng thích hợp giã nát lấy nước ngâm hoặc lấy bã đắp.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org 

- efloras.org