Logo Website

BẢY LÁ MỘT HOA

14/04/2020
Thất diệp nhất chi hoa thường được dùng trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Bên cạnh đó, dược liệu được cho là có thể phòng ngừa và hỗ trợ nhiều bệnh lý, bao gồm gồm cả ung thư.

BẢY LÁ MỘT HOA (是" 七叶一枝花)

Rhizoma Paridis Chinensis

Bảy lá một hoa Paris polyphylla

(Bảy lá một hoa: Paris polyphylla Smith; Ảnh specialplants.net và nehhpa.org.np)

Tên khác: 

Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu, Thiết đăng đài, Độc cước liên, Thảo hà xa, Chi hoa đầu, cúa dò (H''Mông).

Tên khoa học: 

Paris polyphylla Smith, họ Hành (Liliaceae). 

Tên đồng nghĩa

Daiswa polyphylla (Sm.) Raf.; Paris biondii Pamp.; Paris daiswus Buch.-Ham. ex D.Don; Paris debeauxii H.Lév.; Paris kwantungensis R.H.Miao; Paris polyphylla var. emeiensis H.X.Yin, Hao Zhang & D.Xue; Paris polyphylla var. kwantungensis (R.H.Miao) S.C.Chen & S.Yun Liang; Paris polyphylla var. polyphyllParis polyphyllavar. taitungensis (S.S.Ying) S.S.Ying; Paris polyphylla var. wallichii H.Hara; Paris taitungensis S.S.Ying

Mô tả:

Cây: 

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 50-70m. Thân rễ mập ngắn dài khoangr 5-15 cm, đường kính 2,5 cm, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng, chia nhiều đốt, có những ngẩn ngang và sẹo to. Thân thẳng đứng cao đến 1m, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy, bao lấy thân cây, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có 1 tầng lá mọc vòng từ 6-8 cái, thường là 7, lá hình trứng - bầu dục hoặc mác thuôn, dài 10-15cm, rộng 8-10cm, gốc tròn hoặc hình tim đầu nhọn, mép nguyên mặt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ có 3 gân, cuống lá dài. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, cách tầng lá khoảng 15-30 cm; lá đài hình mác màu lục nom như lá; số cánh tràng bằng số lá đài, cánh hình sợi màu vàng; bằng hoặc hơi ngắn hơn lá dài, nhị nhiều, mảnh, có bao phấn màu vàng nâu; nhụy màu tím đỏ, bầu màu tím đỏ có 3 ô. Quả mọng, hạt to màu vàng.

Dược liệu:

Thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5 cm, rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng.

Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12. 

Cách trồng:

Bảy lá một hoa là cây thích nơi có khí hậu ẩm mát, ít gió, nhưng không chịu úng. Cây chưa được trồng trồng quy mô lớn, mà chỉ ở phạm vi các vườn cây thuốc ở một số địa phương. 

Cây được nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Hàng năm, vào tháng 10-11, thu lấy quả chín đem gieo ngay trong vườn ươm hoặc phơi khô để đến mùa xuân năm sau mới gieo. Mỗi cây chỉ có một hoa, mỗi hoa chi có một ít hạt nên hệ số nhân giống bằng hạt không cao. Thân rễ bảy lá một hoa có nhiều đốt chữa mất ngủ, có thể tách ra từng đoạn để trồng.

Thời vụ trồng chủ yếu là mùa xuân và mùa thu. Nếu thu hạt xong gieo ngay thì trồng vào cuối mùa xuân.Gieo hạt vào mùa xuân có thể trồng vào mùa thu cùng năm hoặc mùa xuân năm sau. 

Cây giống thu gom từ hoang dại có thể trồng quanh năm. Khi đánh cây con, cần chú ý không làm đứt rễ, tốt nhất là đánh cà bầu. 

Đất trồng nên chọn đất nhiều màu, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, làm thanh luống dể thoát nước khi cần. Bảv lá một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, vì vây phải trồng dưới tán cây khác hoặc ở vườn có mái che. Nơi trồng tốt nhất là ở vùng núi, có độ cao từ 800m trở lên.

Sau khi làm đất, nên bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng hoại mục cho 1 ha. Trộn phân với đất rồi bón đặt rãnh luống phủ lên trên. Mỗi cây chỉ có 1 thân nhô cao không quá 1 m, vì vây cần trồng dày, khoảng cách 30 X 30 cm hoặc 30 X 35 cm. Hàng năm cần làm cỏ, xới xao, vun gốc và bón thêm các loại phân chuồng hoai mục, vi sinh, NPK hoặc tro bếp. 

Bảv lá mól hoa rất dễ bị thối thân rễ, nếu không thoát nước tốt, nhất là khi mưa nắng thất thường. 

Mùa thu hoach thường vào tháng 6 - 7. Khi thu, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được. Chưa có số liệu về năng suất. 

Bộ phận dùng: 

Thân rễ (Rhizoma Paridis) phơi hay sấy khô của cây Bảy lá một hoa.

Phân bố: 

Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau

Thu hái, sơ chế: 

Thân rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô. Sau khi thu hái rửa sạch, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Bảo quản

Sau khi sở chế dược liệu Tảo hưu cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hoá học: 

Có Saponin là α- pantin và α paristyphnin. Genin có các chất paristaphin, diosgenin, pennogenin. 

Ngoài ra còn có các chất: stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid, β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid, gracillin, paris saponin D, paris saponin H. 12-hydroxy-diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranosid, 1-O-α-linolenoyl-3-β-D-galactopyranosyl-glyxerol, stigmasterol, thymidin, resveratrol, ε-viniferin. pennogenin, stigmasterol-3-O-D-glucosid, diosgenin-3-O-α-L rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glycopyranosid, diosgenin-3-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glycopyranosid, dioscin, paris saponin II, và paris saponin VII.

Tác dụng dược lý:

Glucosid α-paristyphnin chiết từ bảy lá một hoa gây một cảm giác râm ran, và có tác dụng ức chế trên huyết áp động mạch cảnh, cơ tim và cử động hô hấp. Nó gây co mạch thận, nhưng lại gây giãn mạch lách và các chi, kích thích ruột cô lập động vật thí nghiệm. Những tác dụng này không bị atropin hoặc ergotoxin làm thay đổi.

Đã nghiên cứu hoạt tính chống đột biến của cao nước bảy lá một hoa thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc làm thuốc trị ung thư, bằng cách dùng hệ thống Salmonella/tiểu thể với sự có mặt của acid picrolonic hoặc benzo (a) pyren để kiểm tra xem dược liệu này có chứa những chất chống đột biến trực tiếp hoặc gián tiếp không. Chiết cao thô bảy lá một hoa với nước đun sôi trong 2 giờ là phương pháp thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bào chế thuốc sắc uống. Đã nhận xét thấy cao nước bảy lá một hoa có tác dụng chống đột biến ở mức vừa đối với sự đột biến gây ra bởi acid picrolonic. Bảy lá một hoa chứa những yếu tố chống đột biến đối với cả sự đột biến gây bởi acid picrolonic và benzo (a) pyren.

Bảy là một hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và có hoạt tính chống ung thư đối với những khối u thực nghiệm. Đã phân lập từ thân rễ một số glucosid steroid, được coi là chịu trách nhiệm chính về hoạt tính sinh học này. Những glucosid steroid chủ yếu là glucosid của diosgenin và pennogenin, được chứng minh có tác dụng cầm máu cũng như tác dụng làm tăng lực co cơ của tim ếch cô lập.

Tính vị:

Có vịỊ đắng, hơi cay.

Quy kinh:

Tính hơi lạnh, hơi độc

Công năng: 

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm.

Công dụng: 

Chữa sốt, rắn độc cắn, ho lâu ngày, hen suyễn.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng.

Bài thuốc:

1. Chữa trẻ em kinh sài, tay chân co giật:

Thân rễ bảy lá một hoa, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 0,5 – 1g, ngày 4- 5 lần

2. Chữa trẻ em sốt cao co giật hoặc quai bị, lên sởi và các chứng sung viêm phát sốt:

Thân rễ bảy lá một hoa (4g), thiên hoa phân (8g), bạc hà (12g). Sắc uống.

3. Chữa rắn độc cắn, nhọt ở vú, viêm phổi:

Thân rễ bảy lá một hoa (4 – 20g). Sắc uống.

4. Chữa hen suyễn, ung thư phổi:

Thân rễ bảy lá một hoa (4 – 20g) phối hợp với các vị thuốc khác

5. Chữa lòi dom:

Thân rễ bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào.

6. Cắt cơn hen, trừ đờm: 

Thất diệp nhất chi hoa 15g, tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần.

7. Chữa mụn nhọt:

Thân rễ thất diệp nhất chi hoa giã nát, trộn với một chút dấm trắng đắp vào chỗ mụn nhọt đến khi khỏi

Ghi chú: 

Cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Tham khảo:

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)