BIẾN HÓA SÔNG HẰNG-chữa thấp khớp
Asystasia gangetica (L.) T.Anderson, Enum. Pl. Zeyl. [Thwaites] 235 (1860).
BIẾN HÓA SÔNG HẰNG
Biến hoá sông hằng: Asystasia gangetica (L.) T. Anders; Ảnh Mokkie (commons.wikimedia.org) and Karl Questel
Tên khác:
Thập vạn thác, rau ngót nhật.
Tên khoa học:
Asystasia gangetica (L.) T. Anders.
Họ:
Ô rô – (Acanthaceae).
Tên đồng nghĩa:
Asystasia bojeriana Nees; Asystasia coromandeliana Nees; Asystasia gangetica var. mendeliana S.R.Kundu & Mahua Pal; Asystasia plumbaginea Nees; Asystasia quarterna Nees; Asystasia violacea Dalzell; Dyschoriste biloba Hochst.; Intrusaria bicolor Raf.; Justicia gangetica L.; Justicia plumbaginea Wall.; Ruellia biloba Hochst.; Ruellia coromandeliana Wall.; Ruellia coromandelina Nees; Ruellia filiformis B.Heyne ex Steud.; Ruellia gangetica (L.) R.Br.; Ruellia obliqua Wight ex Wall.; Ruellia secunda Vahl; Ruellia secundiflora Bojer ex Nees; Ruellia umbrosa Wall.; Ruellia variabilis Macrae ex Nees; Ruellia zeylanica Roxb.; Tyloglossa longipes Hochst. ex Solms-Laub.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây thảo rất đa dạng, mọc nằm, sống nhiều năm. Lá có cuống phiến xoan, nhọn, tù tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn, dài 3-12cm, rộng 1-4cm, mặt dưới phủ lông rải rác. Hoa xếp thành chùm ở ngọn hay ở bên. Quả nang dài 3cm, có phần gốc không sinh sản dài 15mm; hạt có bề mặt sần sùi, có mép lượn sóng không đều.
Cây có thể có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, vàng nhạt đến tím.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Asystasiae Gangeticae).
Phân bố:
Trên thế giới tìm thây ở Andaman Is., Assam, Bangladesh, Ấn Độ, Lesser Sunda Is., Myanmar, New Guinea, Northern Territory, Queensland, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Tây Australia. Ở Việt nam tìm thấy ở Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Khánh Hoà, Đồng Nai.
Sinh thái:
Mùa hoa tháng 9 đến tháng 1 năm sau, có quả tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Cây mọc dọc đường đi, bờ rào.
Thành phần hoá học:
Có các vết của alkaloid.
Nghiên cứu dược lý:
Nghiên cứu của Akah và cộng sự (2003): lá của cây Biến hoa sông hằng (Asystasia gangetica) được sử dụng ở nhiều vùng của Nigeria để điều trị bệnh hen suyễn. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra cơ sở khoa học của việc sử dụng lá Asystasia gangetica trong điều trị bệnh hen suyễn trong y học dân gian Nigeria.
Nghiên cứu của Reddy và cộng sự (2010): chiết xuất từ lá của cây Asystasia gangetica có tác dụng chống oxy hóa và chống đái tháo đường.
Tác dụng:
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp.
Công dụng:
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây dùng trị đòn ngã tổn thương và gãy xương. Hiện nay đang được sử dụng làm rau ăn với tên “Rau ngót nhật”.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- Akah, P. A., Ezike, A. C., Nwafor, S. V., Okoli, C. O., & Enwerem, N. M. (2003). Evaluation of the anti-asthmatic property of Asystasia gangetica leaf extracts. Journal of ethnopharmacology, 89(1), 25-36.
- Reddy, N. V. L. S., Anarthe, S. J., & Raghavendra, N. M. (2010). In vitro antioxidant and antidiabetic activity of Asystasia gangetica (Chinese Violet) Linn.(Acanthaceae). International Journal of Research in Pharmaceutical and Biomedical Sciences, 1(2), 72-75.
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl