Các vị thuốc điều trị bệnh tim mạch trong đông y
Nền y học phương Đông luôn chứa đựng những giá trị tinh hoa,có tác dụng ưu việt đối với sức khỏe con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các vị thuốc Đông y được công nhận trong cả Đông y và Tây y. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý độc giả một số vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch trong Đông y.
Cây mướp sát
Cây mướp sát có tên khoa học là Cerbera odallam gaertn, thuộc họ trúc đào. loài Đông dược này còn có tên gọi khác là sơn dương tử hay hải quả tử. Cây mướp sát có chứa độc, tuy nhiên, việc srw dụng nó với liều lượng hợp lí sẽ mang đến những tác động tích cực trong việc điều trị các bệnh tim mạch. Cụ thể, thành phần glucosid ở hạt của cây mướp sát khả năng bồi bổ tim đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh suy tim.
Cây thông thiên
Cây thông thiên còn được gọi là hoàng hoa giáp trúc đào hay huỳnh liên, loài cây này có tên khoa học là Thevetia peruviana. Tác dụng chữa bệnh tim của cây thông thiên nằm ở hoạt chất tevetin có trong lá và hạt của loài cây này. Hoạt chất này được sử dụng để điều chế các loại thuốc có công dụng:
- Điều trị tình trạng kém tim
- Điều trị rối loạn nhịp tim
- Viêm tâm căn
- Suy nhược tim
Cây sừng dê
Cây sừng dê có tên gọi khác là: cây sừng bò, Dương giác ảo, Dương giác hữu, cây sừng tây, dây vòi voi..., loại thảo dược này có tên khoa học là Strophanthus Divaricatus thuộc họ trúc đào. Trong Đông y, cây sừng dê có vị đắng, tính hàn, hạt, thân và lá cây đều chứa độc. hạt có tác dụng cường tâm, tiêu thũng, thông kinh lạc.
Hạt cây sừng dê chứa hoạt chất glucosid có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh tim mạch như:
Suy tim cấp tính và suy tim mãn tính
Bệnh suy tim kháng thuốc loại Digitalis
Đan sâm
Thân và rễ cây đan sâm
Cây Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge,loài cây này thuộc họ Hoa môi Lamiaceae..Trong đông y, Đan sâm còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Xích sâm, Huyết căn, Huyết sâm...Theo các tài liệu y học cổ, đan sâm có vị đắng, tính hàn,, Đan sâm có hiệu quả không kém gì Tứ Vật Thang - 1 phương thuốc bổ máu kinh điển trong Đông y. Phần rễ của Đan sâm được dùng để chữa trị rất nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là nhóm bệnh tim mạch. Khi sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, Đan sâm mang đến những giá trị tích cực trong:
- Cải thiện chứng đau nhói, đau thắt, tức ngực
- Cải thiện hệ tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu
- Cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim
- Hạ huyết áp và làm giảm nồng độ trigliceride trong máu
- Cải thiện bệnh viêm tắc động mạch bởi tác dụng làm giãn nở mạch máu trong cơ thể
- Góp phần hỗ trợ điều trị bệnh suy tim
Tam thất
Là một loại thuốc quý hiếm trong Đông y, Tam thất có tên gọi khác là Điền thất, Kim bất hoán, Sâm tam thất, Nhân sâm tâm thất Sâm tam thất, Kim bất hoán, Nhân sâm tâm thất., loài cây này có tên khoa học là Panax pseudo - ginseng, thuộc họ Nhân sâm. Tam thất có vị đắng ngọt, tính nóng, quy can và có vị. Theo một số tài liệu khoa học quốc tế, Tam thất được dùng trong việc điều trị các cơn đau thắt ngực và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch bởi những tác dụng dưới đây:
Giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết
- Cải thiện chức năng tuần hoàn máu
- Ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn
- Chống viêm tấy và giảm đau
hoa cúc
Cúc hoa có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat thuộc họ Cúc, trong ĐÔng y, cúc hoa được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Tiết hoa, Nữ Tiết, Nữ hành, Nữ hoa...Theo các tài liệu y học cổ được dịch sang tiếng Kinh, Cúc hoa có vị đắng, tính bình.
Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy: cúc hoa có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh tim mạch như với khả năng:
- Giãn động mạch vành, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cơ tim
- Rút ngắn thời gian đông máu
- Hạ huyết áp