Cây bả dột
BẢ DỘT
Bả dột - Ayapana triplinervis (Vahl) R.M.King & H.Rob; Ảnh: PhytoImages.siu.edu và ayurwiki.org
Tên khoa học: Ayapana triplinervis (Vahl) R.M.King & H.Rob; Họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Ayapana officinalis Spach; Eupatorium ayapana Vent.; Eupatorium luzoniense Llanos; Eupatorium triplinerve Vahl; Eupatorium triplinerve Blume
Tên khác: Trạch lan, Yên bạch đỏ, Cà dót, Mần tưới.
Tên nước ngoài: Boneset, thoroughwort (Anh); ayapana vrai, eupatoire (Pháp),
Mô tả
Cây thảo mọc thành bụi dày, thân cao 40-50cm. Thân và gân chính của lá màu đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, gốc và chóp thuôn, mép nguyên, có gân giữa to với 2 cặp gân phụ, không lông. Cụm hoa thưa hình ngù, ở ngọn thân và nách lá gồm nhiều hoa đầu màu hồng, có bao chung gồm 2-3 hàng lá bắc, bên trong có 15-20 hoa. Quả bế có 5 bướu, dài 2mm, có lông màu trắng dễ rụng. Cây ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 3-4. Mùa hoa quả: tháng 10-12
Tránh nhầm lẫn với cây mần tưới (Eupatorium fortunei Turcz) có lá răng cưa và không có 2 gân bên ở gốc lá (xem Mần tưới).
Phân bố, sinh thái:
Ayapana là một chi lớn, gồm các loại cây thân thảo, bụi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số loài ở châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, có khoảng 10 loài thuộc chi này, trong đó có cây bả dột, vốn có nguồn gốc từ châu Mỹ, có tài liệu cho rằng, nó được nhập vào Việt Nam từ lâu, sau trở lên hoang dại hóa (Võ Văn Chi, 1997). Cây cũng được nhập trồng vào Ấn Độ và Trung Quốc.
Bả dột là cây ưa ẩm, ưa sáng đồng thời cũng có thể chịu được bóng trong điều kiện trồng ở vườn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt đới nóng và ẩm. Từ một nhánh con và cành trồng ban đầu, sau một năm đã thành một bụi lớn. Cây đẻ nhánh rất khoẻ, phần gốc được chừa lại sau khi cắt sẽ tiếp tục tái sinh. Bả dột ra hoa quả nhiều hàng năm. Hiện nay chưa rõ về khả năng nhân giống bằng hạt.
Bộ phận dùng:
Toàn thân chưa có hoa (Herba Ayapanae).
Thu hái: Thu hái cây vào mùa hạ, đem phơi khô.
Thành phần hóa học:
Lá bả dột chứa 1,00 - 1,14% tinh dầu với thành phần chính là thymohydroquinon dimethyl ether (The Wealth of India III, 1952).
Phần trên mặt đất của cây bả dột chứa tinh dầu với các thành phần: α-pinen 0,10%, β-pinen 0,20%, α-phelandren vết, α-terpinen 0,20%, 1,8-cineol 0,20%, camphor 0,10%, terpinen-4-ol, methylthymol 0,30%, methylcarvacrol 0,20%, β-elemen 1,20%, thymohydroquinon dimethylether 73,60%, β-caryophylen 8,90%, α-humulen 0,40%, β-selinen 0,10%, selina-4, 11-dien 11,00%, α-selinen 0,50%, caryophylen oxyd 0,40% (Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự, 1991).
Phần tan trong nước chứa ayapanin, ayapin, coumarin, thymohydroquinon dimethyl-ether, thymoquinon và methyl thymylether (Nguyễn Thị Diễm Trang và cộiig sự, 1993)
Ngoài ra, lá chứa caroten 2.200 g (/lOOg và vitamin C 25mg/100g (The Wealth of India III, 1952).
Tác dụng dược lý
- Avapanin (7-methoxycoumarin) và ayapin (6:7 methylene dioxy-coumarin) có tác dụng cầm máu rõ rệt. Cả hai chất ayapanin và ayapin đều không độc và đều có tác dụng cả khi dùng tại chỗ cũng như uống hoặc tiêm dưới da. Các chất đó không có tác dụng với hô hấp và huyết áp.
- Dịch hãm từ cây bả dột có lác dụng làm ra mồ hôi và gây nôn. Ở Philippin, nước sắc lá khô bả dột và dịch ép từ lá tươi dùng làm thuốc rửa sạch vết thương và những vết loét hôi thối, ở Ấn Độ, nước sắc từ lá là một thuốc cầm máu dùng trong nhân dân, áp dụng cho các trường hợp chảy máu khác nhau.
Cao chiết bằng nước của lá bả dột có tác dụng kích thích tim, tăng cường sức co bóp của tim và giảm nhịp đập.
Tính vị, công năng:
Theo y học cổ truyền, bả dột có vị đắng, hơi cay, mùi thơm. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm sốt.
Công dụng:
Nhân dân nhiều vùng nhiệt đới dùng cành lá nấu nước uống thay trà sau bữa ăn. Nó vừa có thể tiêu sưng tiêu viêm, lại trị được cảm sốt, chấn thương, mụn nhọt. Nếu phối hợp với Dầu giun, có thể làm nước uống trục giun. Còn làm giảm đau bụng kinh. Nếu phối hợp với Mía dò sắc uống sẽ làm xổ nhau nhanh. Dịch lá tươi giã ra dùng bôi vết thương cầm máu và các vết loét. Còn dùng uống trong và lấy bã đắp ngoài trị rắn cắn.
Liều dùng: 15 - 30g sắc nước uống.
Bài thuốc có bả dột:
1. Chữa cảm sốt, rối loạn tiêu hoá: Bả dột 20 - 30g sắc nước uống.
2. Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh: Bả dột phối hợp với mần tưới, mỗi thứ 20g sắc nước uống.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus