CÂY BƯỚM BẠC
CÂY BƯỚM BẠC
Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis.
Cây Bướm bạc: Mussaenda pubescens W. T. Aiton.; Photo en.wikipedia.org and mediastorehouse.com
Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm, Bứa chừa (Thái).
Tên khoa học: Mussaenda pubescens W. T. Aiton., họ Cà phê (Rubiaceae).
Tên đồng nghĩa: Mussaenda bodinieri H. Léveillé & Vaniot; Mussaenda pubescens var. alba X. F. Deng & D. X. Zhang; Mussaenda pubescens f. clematidiflora Chun ex H. H. Hsue & H. Wu.
Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính.
Ra hoa kết quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Hoa, rễ, cành lá (Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis).
Phân bố: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc.
Thu hái, sơ chế: dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hái về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biến gì khác.
Bảo quản: Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, cần đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng (đối với thuốc dạng sấy khô).
Thành phần hóa học chính: saponin (Mussaendosides D, E and H). Mussaendosides O, P, Q. Shanzhiside methylester, barlerin, mussaenoside, (6S, 9R)-roseoside, mussaendoside L và coniferin.
Tính vị: vị hơi ngọt, tính mát.
Quy kinh: Tâm và Thận.
Công năng: Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Công dụng: Lợi tiểu, chữa ho, hen, gẫy xương, chữa tê thấp.
Cách dùng, liều lượng:
- Hoa làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, ngày 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gẫy xương.
- Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, cành, thân lá cũng dùng như rễ ngày 6-12g.
Bài thuốc:
1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.
4. Chữa khí hư bạch đới: Dùng 10 – 20 gram rễ cây Bướm bạc, đem rửa sạch rồi sắc cùng mới một lượng nước phù hợp. Dùng thuốc mỗi ngày đến khi bệnh tình được cải thiện.
5. Chữa các chứng sốt gây hôn mê, khát nước, táo bón, đái buốt: 60 gram rễ Bướm bạc cùng với 20 gram Hành tăm. Đem hai nguyên liệu trên đem sao vàng rồi sắc cùng với nước để dùng. Nên dùng thuốc khi còn nóng.
6. Chữa ho, sốt, viêm amidan: Dùng 30 gram cây Bướm bạc, 20 gram Huyền sâm và 10 gram rễ Bọ mẩy. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước phù hợp, sắc đến khi cô đặc. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc.
7. Chữa phong thấp, thấp khớp, đau nhức xương khớp: 10 – 20 gram rễ Bướm bạc, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi sắc cùng với 200 – 250 ml nước. Dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
8. Chữa viêm lở loét da: lá cây Bướm bạc (tươi) và lá cây Mướp (tươi) với liều lượng bằng nhau. Đem rửa sạch bằng nước lọc rồi giã nát, sau đó đem đắp vào vị trí viêm lở da.
9. Chữa bệnh chốc đầu: Dùng 30 gram hoa Bướm bạc, 25 gram Bồ kết cùng với 100 ml Mật lợn. Đem các nguyên liệu đun sôi để lấy nước gội đầu hằng ngày. Dùng cho đến khi bệnh tình dần cải thiện.
10. Chữa bệnh chàm: hoa Bướm bạc, Vôi củ và lá Đào với liều lượng bằng nhau. Đem các nguyên liệu làm sạch bằng nước rồi đem giã nhỏ, sau đó thoa vào những vị trí tổn thương do bệnh chàm.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- Lê Thị Thu Hiền, Lê Thị Phương Thảo, Lê Quý Thưởng, Trần Quốc Việt, Đồng Văn Trung; Thành phần hóa học của cây Mussaenda pubescens (Rubiaceae); Vietnam journal of chemistry; Vol 55, No 3 (2017).
- Weimin ZhaoJunping, XuGuowei, QinRensheng, XuHouming, WuGuanhong Weng; New triterpenoid saponins from Mussaenda pubescens; J. Nat. Prod. 1994, 57, 12, 1613-1618
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Trang trại táo đỏ ở Tân cương
- Cây Dổi đất Piper auritum giảm đau dạ dày và chữa bệnh hen suyễn
- Thu hoạch câu kỷ tử, cách ăn câu kỷ tử và pha trà
- Cà gai leo Solanum procumbens trị viêm gan hiệu quả
- Người dân Ninh Hạ thu hoạch và chế biến câu kỷ tử
- Sâm đại hành Eleutherine bulbosa điều trị mất ngủ, thiếu máu
- Kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn
- Hoa Cúc nụ áo chữa đau răng
- Câu kỷ tử hỗ trợ thị lực tăng cường sinh lý nam
- Cúc vạn (Tagetes erecta) thọ tăng cường thị lực
- Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ
- Bùng bục trị viêm gan mạn tính
- Câu kỷ tử tăng cường sinh lý
- Nông dân Ninh Hạ thu hái sơ chế Câu kỷ tử
- Trồng trọt và thu hoạch Câu kỷ tử ninh hạ
- Câu kỷ tử Ninh Hạ tuyệt vời
- Câu kỷ tử ninh hạ
- Mặt nạ câu kỷ tử dưỡng da
- Trái Dư (Solanum mammosum) trên mâm ngũ quả miền Tây chỉ ngắm thôi đừng ăn
- Công dụng của quả Lý (Syzygium jambos)