CÂY CHÈ
CÂY CHÈ
Folium Camelliae.
Cây chè: Camellia sinensis (L.) Kuntze; Pancrat and indiamart.com
Tên khác: Trà, Trà diệp, Chè hương, Chè tàu, Chè, Mạy chà (Tày), Che (Kho), Co chà (Thái)
Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) Kuntze, họ Chè (Theaceae).
Tên đồng nghĩa: Camellia arborescens Hung T. Chang & F.L. Yu; Camellia bohea (L.) Sweet; Camellia chinensis(Sims) Kuntze; Camellia sinensis f. macrophylla (Siebold ex Miq.) Kitam.; Camellia sinensis f. parvifolia (Miq.) Sealy; Camellia sinensis f. rosea (Makino) Kitam.; Camellia sinensis var. sinensis; Camellia thea Link; Camellia theifera var. macrophylla (Siebold ex Miq.) Matsum.; Camellia viridis Sweet; Thea bohea L.; Thea bohea var. stricta Aiton; Thea cantoniensis Lour.; Thea chinensis Sims; Thea cochinchinensis Lour.; Thea grandifolia Salisb.; Thea latifolia Lodd. ex Sweet; Thea longifolia Nois. ex Steud.; Thea olearia Lour. ex Gomes; Thea oleosa Lour.; Thea parvifolia Salisb.; Thea sinensis L.; Thea sinensis var. macrophylla Siebold; Thea sinensis var. parvifolia Miq.; Thea stricta Hayne; Thea viridisL.; Theaphylla anamensis Raf.; Theaphylla cantonensis (Lour.) Raf.; Theaphylla laxa Raf.; Theaphylla oleifera Raf.; Theaphylla viridis Raf.
Mô tả: Cây nhỡ thường xanh, cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4-10cm, rộng 2-2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm; nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
Hoa tháng 9-10; quả tháng 11-3.
Bộ phận dùng: Cành, lá (Folium Camelliae).
Phân bố: Gốc ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc, được truyền sang Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Chè được trồng khắp nơi ở nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà Nẵng cho tới Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Sinh thái: Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất độ nhất định để đảm bảo hương thơm.
Thu hái, sơ chế : Thường ta bẻ cả cành lá nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao để làm chè hương pha nước uống gọi là trà. Lại còn có cách để cho lên men mới phơi sấy khô làm chè mạn hay chế thành chè đen.
Bào chế: Ngoài ra chè xanh còn được bào chế bằng cách đem sắc với cam thảo và nước trong 30 phút. Sau đó lọc nước, giữ bã và thêm 1 ít nước vào đun trong 30 phút, tiếp tục lọc lấy nước và hòa hai thứ nước lại. Đem nước đun với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 100ml, thêm natri benzoate 0,3g/ nipagin 0,03g vào để bảo quản. Mỗi lần dùng 5-10ml, ngày dùng 4 lần.
Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hoá học: Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid (kaempferol, quercetin), catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các saponin triterpene, tinh dầu, carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, vitamin C (acid ascorbic), riboflavin (vitamin B), B1, B2, B3 và các men.
Tác dụng dược lý:
- Cầm tiêu chảy: Chất tannin trong lá chè xanh khi tiếp xúc với niêm mạc đường ruột sẽ làm giảm hấp thu calci và chất sắt, từ đó có tác dụng cầm tiêu chảy.
- Giảm nguy cơ ung thư: Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa (quercetin, flavonoid, carotene, vitamin C, EGCG) có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà xanh có tác dụng làm sạch mạch máu và giảm lượng choletsterol trong cơ thể. Sử dụng nước trà xanh thường xuyên có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
- Chống lão hóa: Các polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống lại các gốc tự do-nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa của cơ thể.
- Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh: Với hàm lượng florua cao, trà xanh còn có tác dụng bảo vệ hệ thống xương khớp và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của các bệnh viêm khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…
- Tăng cường trí nhớ: Catechin và các chất chống oxy hóa trong lá trà xanh có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ và chống lại hoạt động của gốc tự do. Dùng trà xanh đều đặn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh như Parkinson và Alzheimer.
- Bảo vệ gan: Catechin, Vitamin C và khoáng chất trong trà xanh có tác dụng giảm lượng chất béo triglyceride tích trữ và ổn định chỉ số men gan.
- Kiểm soát huyết áp: Lá trà xanh có tác dụng kiểm soát hormone engiotensin (hormone gây co mạch máu và làm tăng huyết áp).
- Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường: Polysaccharides và polyphenol trong trà xanh có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Vì vậy sử dụng trà xanh mỗi ngày có thể kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường type II.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm: Trà xanh chứa vitamin C, flavonoid và polyphenol – các hoạt chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các viêm nhiễm hô hấp thường gặp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn: Hoạt chất theophyllin trong lá trà xanh có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của cơn hen cấp tính.
- Giảm nguy cơ sâu răng: Tinh dầu từ trà xanh có tác dụng đánh bật mùi hôi miệng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra chất florua trong trà xanh còn có công dụng duy trì hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
- Cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Nó cũng lợi tiểu, làm dễ tiêu hoá. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P.
Tính vị: Vị đắng, chát, tính mát.
Quy kinh: Can và Tâm.
Công năng: Thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ
Công dụng: Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều; đau đầu, mắt mờ; sốt khát nước; tiểu tiện không lợi; ngộ độc rượu. Dùng ngoài, nấu nước rửa vết bỏng hay lở loét thì chóng ra da và lên da non.
Cách dùng, liều lượng: Pha nước đặc để uống hoặc thụt.
Bài thuốc:
1. Chữa phù thũng: dùng Chè tươi 300g nấu nước uống, mỗi ngày 2-3 lít; uống luôn 3-4 ngày sẽ kiến hiệu.
2. Chữa ỉa chảy hay đi lỵ: dùng búp chè, búp ổi, mỗi thứ một nắm, sao vàng sắc uống, hoặc nhai một nắm trà hương khô mốc.
3. Chữa bị bỏng: nấu nước chè đặc giội vào vết bỏng và rửa sạch, rồi lấy lòng trắng trứng gà phết vào sẽ chóng lành.
4. Chữa da bị nứt nẻ với lá trà xanh: Một ít búp trà tươi. Nhai nát và đắp lên vùng da nứt nẻ, sau đó dùng.
5. Chữa nước ăn chân: Phèn chua 60g và lá chè xanh già 400g. Sắc đặc, rửa sạch chân và thoa nước sắc lên vùng da bị lở ngứa. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.
6. Chữa nhiệt miệng: Lá chè tươi. Đun lấy nước súc miệng thường xuyên.
7. Trị chứng viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới: Một nắm lá chè tươi. Đun lấy nước và dùng vệ sinh vùng kín hằng ngày.
8. Chữa viêm lợi: Rau má 30g, lá chè tươi 30g, lá đinh lăng 30g và rau rệu (phơi khô) 50g. Đem sắc uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
9. Ngăn ngừa mụn với lá trà xanh: Một nắm trà xanh tươi. Đem rửa sạch và đun lấy nước, để nguội. Dùng nước này rửa mặt hàng ngày có tác dụng làm sạch bụi bẩn và ngăn ngừa mụn.
10. Trị gàu: Một nắm lá chè xanh, 4 thìa canh dầu dừa và 1 quả chanh. Đun chè xanh lấy nước, sau đó đun với 1 quả chanh (đun cả vỏ), khi nước sôi thêm vào 4 thìa canh dầu dừa và đun thêm 2 phút. Đợi nước nguội rồi thoa hỗn hợp này lên da đầu và ủ trong 40 phút, sau đó gội sạch bằng dầu gội.g vải băng lại và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Chú ý:
- Chè xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói.
- Tránh dùng nước trà xanh ngay sau khi ăn vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Hoạt chất tanin trong chè xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
- Caffein trong lá trà xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương nhằm tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó nếu uống trà xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
- Người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai và người bị mất ngủ kinh niên không nên sử dụng trà xanh.
- Nên dùng trà xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza