CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Herba Phylanthi
Cây chó đẻ răng cưa: Phyllanthus urinaria L.; Photo alpharco.com and florida.plantatlas.usf.edu
Tên khác: Diệp hạ châu (叶下珠), Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu, Cam kiêm, Rút đất, Khao ham (Tày), Cha leo té (Kdong), Chó đẻ Quả trơn)
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên đồng nghĩa: Diasperus urinaria (L.) Kuntze; Phyllanthus alatus Blume; Phyllanthus cantoniensis Hornem.; Phyllanthus croizatii Steyerm.; Phyllanthus echinatus Buch.-Ham. ex Wall.; Phyllanthus lauterbachianus Pax; Phyllanthus leprocarpus Wight; Phyllanthus mauritianus Henry H.Johnst.; Phyllanthus muricatus Wall.; Phyllanthus nozeranii Rossignol & Haicour; Phyllanthus rubens Bojer ex Baker; Phyllanthus urinaria var. laevis Haines; Phyllanthus urinaria var. oblongifolius Müll.Arg.; Phyllanthus urinaria subsp. urinaria; Phyllanthus verrucosus Elmer
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
Phân bố: Cây chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Lào, Indonesia, Đài Loan, Nepal, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (như tỉnh An Huy, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Chiết Nam, Tây Tạng, Quảng Đông, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tây Tạng, Giang Tô), Bhutan,Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thu hái, sơ chế: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Bảo quản: Nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Lá: Có chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin.
Thân cây: Có các chất như nirtetralin, niranthin, flavonoid, phylteralin, alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin, lignan, acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic.
Tác dụng dược lý:
1. Điều trị viêm gan:
Năm 1982, Break Stone đã cho thấy tác dụng chống virus viêm gan B của cây diệp hạ châu. Và nghiên cứu năm 1980 của Ấn Độ và Nhật bản cũng xác định công dụng điều trị bệnh gan của diệp hạ là nhờ các hoạt chất chứa trong loại cây này như triacontanal, phyllanthin và hypophyllathin.
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
2. Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
3. Tác dụng giải độc:
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo... Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
4. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa..
5. Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. ..
6. Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu
7. Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
8. Điều trị tiểu đường:
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Tính vị: Tính mát và vị hơi đắng
Quy kinh: Can và Phế
Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
1. Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g
Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
2. Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì ngưng dùng thuốc.
3. Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.
Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng - Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.
Chế phẩm: Hepaphil lọ 100 viên nang XNDPTƯ 25 chữa viêm gan virut B.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens