CÂY CHỔI XỂ
CÂY CHỔI XUỂ
Herba Baeckeae.
Ảnh cây Chổi xể: Baeckea frutescens L.; Tanetahi and earth.com
Tên khác:
Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.
Tên khoa học:
Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).
Tên đồng nghĩa:
Baeckea chinensis Gaertn.; Baeckea cochinchinensis Blume; Baeckea cumingianaSchauer; Baeckea ericoides Schltdl.; Baeckea frutescens var. brachyphylla Merr. & L.M.Perry; Baeckea sinensisGaertn.; Baeckea stenophylla F.Muell.; Baeckea sumatrana Blume; Cedrela rosmarinus Lour.; Drosodendron rosmarinus (Lour.) M.Roem. Neuhofia rosmarinifolia Stokes
Mô tả:
Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. Đài hoa hình ống, dài cỡ 1mm, chia 5 thùy hình tam giác, tồn tại; cánh hoa 5, gần tròn, dài cỡ 4mm; nhị 10, ít khi 8, ngắn hơn cánh hoa; bầu ha,̣ 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả nang nhỏ, dài cỡ 1mm, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh.
Bộ phận dùng:
Lá, phần trên mặt đất (Herba Baeckeae).
Phân bố:
Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng..
Thu hái, sơ chế:
Cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng.
Thành phần hóa học:
Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau. Các thành phần khác như: alcaloid, flavonoid, steroid, terpenoid, phenol và carbohydrate.
Tác dụng dược lý:
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Dược Trung Quốc, Nam Kinh, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về cây chổi xuể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hoạt động chống viêm từ cây chổi suể Baeckea frutescens. Nghiên cứu được công bố tại Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ và Hiệp hội Dược điển Hoa Kỳ năm 2017.
Sử dụng phương pháp khuếch tán các nhà nghiên cứu Malaysia đã phát hiện hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất lá chổi xuể Baeckea frutescens chống lại vi sinh vật. Các nhà nghiên cứu khẳng định cây Baeckea frutescens L. có thể được sử dụng như một nguồn thuốc để chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.
Tính vị:
Vị hơi cay, mùi hơi thơm, tính mát
Công năng:
Tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn.
Công dụng:
Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược.
Thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều.
Rượu chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa chổi dùng làm thuốc điều kinh và ăn uống kém tiêu.
Cách dùng, liều lượng:
Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp.
Bài thuốc:
1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, đi ỉa: dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa: nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh: dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.
4. Trẻ bị sởi: Dùng một nắm thân lá đun lấy nước tắm cho trẻ.
5. Giải cảm, điều trị đau bụng: Dùng một nắm cây khô hoặc tươi, đun nước xông trong ngày. Kết hợp thân lá sắc uống, với liều dùng khoảng 8g/ngày.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- Ji-Qin Hou, Cui Guo, Jian-Juan Zhao, Yang-Yang Dong, Xiao-Long Hu, Qi-Wei He, Bao-Bao Zhang, Ming Yan, and Hao Wang; Anti-inflammatory Meroterpenoids from Baeckea frutescens; Journal of Natural Products 2017 80 (8), 2204-2214
- Somayeh Razmavar, Mahmood Ameen Abdulla, Salmah Binti Ismail and Pouya Hassandarvish; Antibacterial Activity of Leaf Extracts of Baeckea frutescens against Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus; Biomed Res Int. 2014;2014:521287
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza