CÂY CỨT LỢN
CÂY CỨT LỢN
Ảnh cây cứt lợn: Ageratum conyzoides L.; Photo apps.lucidcentral.org
Tên khác:
Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi, Cỏ cứt heo, Cỏ hôi, cây Bù xích, Hoa ngũ sắc
Tên khoa học:
Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa:
Ageratum album Hort.Berol. ex Hornem.; Ageratum album steudel; Ageratum arsenei B.L.Rob.; Ageratum brachystephanum Regel; Ageratum ciliare L.; Ageratum ciliare Lour.; Ageratum coeruleum Desf.; Ageratum conyzoides f. album (Willd.) B.L.Rob.; Ageratum conyzoides f. conyzoides; Ageratum conyzoides var. conyzoides;Ageratum conyzoides subsp. conyzoides; Ageratum conyzoides var. hirtum (Lam.) DC.; Ageratum conyzoides var. inaequipaleaceum Hieron.; Ageratum conyzoides f. obtusifolia (Lam.) Miq.; Ageratum conyzoides var. pilosum Blume; Ageratum cordifolium Roxb.; Ageratum hirsutum Lam.; Ageratum hirsutum Poiret; Ageratum hirsutum Poir.; Ageratum hirtum Lam.; Ageratum humile Larran.; Ageratum humile Salisb.; Ageratum humile Larrañaga; Ageratum iltisii R.M.King & H.Rob.; Ageratum latifolium Cav.; Ageratum latifolium var. galapageium B.L.Rob.; Ageratum latifolium var. latifolium; Ageratum microcarpum (Benth. ex Benth.) Hemsl.; Ageratum muticum Griseb.; Ageratum nanum Hort. ex Sch.Bip.; Ageratum obtusifolium Lam.; Ageratum odoratum Vilm.; Ageratum odoratum Bailly; Ageratum suffruticosumRegel; Alomia microcarpa f. torresii Standl.; Cacalia mentrasto Vell. Conc.; Caelestina latifolia (Cav.) Benth. ex Oerst.; Caelestina microcarpa Benth. ex Benth.; Caelestina microcarpa Benth. ex Oerst.; Caelestina suffruticosa Sweet; Carelia brachystephana (Regel) Kuntze; Carelia conyzoides (L.) Kuntze; Carelia mutica (Griseb.) Kuntze; Eupatorium conyzoides (L.) E.H.L.Krause; Eupatorium conyzoides (L.) E. H. Krause; Eupatorium paleaceum Sessé & Moc.; Sparganophorus obtusifolius Lag.
Mô tả:
Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất.
Phân bố:
Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta. Cây mọc hoang khắp nơi từ bắc vào nam.
Thành phần hoá học :
Cây cứt lợn ở Việt Nam tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, alcaloid, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%.
Tinh dầu toàn cây 0,16% (Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen), hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.
Tính vị:
Tính mát, vị hơi đắng
Công năng:
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.
Công dụng:
Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh... Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.
Cách dùng, liều dùng:
- Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
- Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
- Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.
Bài thuốc:
1. Chữa viêm xoang: Một nắm (15 – 30g) cây xuyến chi tươi rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước. Hoa xuyến chi đem giã nhuyễn, ép lấy nước. Nhúng một đồng tăm bông vào dung dịch trên, sau đó nhẹ nhàng nhét vào cánh mũi trong vòng 15 phút. Rút tăm bông ra để chất nhầy, dịch mủ có thể chảy ra bên ngoài. Lưu ý không xì mũi quá mạnh vì điều này có thể khiến cho chất dịch chảy lan sang đường nối giữa mũi và tai, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể giã nát cây xuyến chi, cho vào trong một ống xịt, đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 ngày dùng dần.
2. Chữa viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
3. Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
4. Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
5. Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
6. Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
7. Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
8. Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Ghi chú:
Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. - cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum