CÂY GẠO
CÂY GẠO
Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis.
Cây gạo: Bombax ceiba L.; Photo shutterstock.com and nurserypioneer.com
Tên khác:
Mộc miên, Bông gạo, Gòn, Mộc miên, Hoa gạo.
Tên khoa học:
Bombax ceiba L., họ Gạo (Bombacaceae).
Tên đồng nghĩa:
Bombax aculeatum L.; Bombax ceiba Burm.f.; Bombax ceiba var. leiocarpum Robyns; Bombax heptaphyllum Cav.; Bombax malabaricum DC.; Bombax thorelii Gagnep.; Bombax tussacii Urb.; Gossampinus malabarica Merr.; Gossampinus rubra Buch.-Ham.; Gossampinus thorelii Bakh.; Melaleuca grandiflora Blanco; Salmalia malabarica (DC.) Schott & Endl
Mô tả:
Cây to, cao đến 15m. Thân có gai và có bạnh vè ở gốc. Lá kép chân vịt, mọc so le. Hoa màu đỏ mọc thành chùm, nở trước khi cây ra lá. Quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông trắng dài.
Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.
Bộ phận dùng:
Hoa, rễ, vỏ, nhựa (Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis).
Phân bố:
Trên thế giới chủ yếu ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái hoa vào mùa xuân; thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô thu hái vỏ vào mùa hè-thu.
Bảo quản:
Dược liệu cần để ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hoá học:
Hoa chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng. Nhựa chứa acid catechutannic. Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin. Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ 0,5% tanin 0,4% arabinose và galactose 8,2% chất có pectin 6,9% và tro 71,2%. Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan.
Tác dụng dược lý:
- Hoa có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm se, giải độc và thông huyết. Được dùng để trị các bệnh ngoài da, kiết lỵ, ỉa chảy.
- Vỏ gạo có tác dụng tiêu sưng, lợi tiểu và gây nôn, được dùng để bó xương gãy, cầm máu vết thương, trị tiểu tiện khó và bệnh lậu.
Tính vị:
- Vỏ của cây gạo có vị đắng, tính mát.
- Hoa có vị chát đắng, hơi ngọt, tính mát.
- Rễ có vị đắng, tính mát.
Công năng:
Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau. Nhựa kích dục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát.
Công dụng:
Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ. Cũng dùng như trà uống vào mùa hè. Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày - tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận mà tuỷ xương bình thường) và do cả trường hợp suy tuỷ. Vỏ dùng trị thấp khớp, đụng giập gãy xương, bọc máu. Cũng dùng cầm máu trong các chứng băng huyết, (phối hợp với rễ non và hạt cây tươi). Rễ dùng chữa đau thượng vị, viêm hạch bạch huyết dạng lao và làm thuốc lợi tiểu. Gôm của cây Gạo cho vào nước chữa bệnh lậu. Nhựa dùng chữa lỵ ỉa chảy và rong kinh. Ðĩa mật trong hoa dùng lợi tiểu và tẩy. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc kích dục cho trường hợp bất lực và dùng hoa, quả trị rắn cắn.
Cách dùng, liều lượng:
Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống ngày 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu. Hoa sao vàng, sắc uống ngày 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ.
Bài thuốc:
1. Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Hoa gạo, Kim ngân, Cỏ sẹo gà, mỗi vị 15g. Ðun sôi lấy nước uống. 2. Ðau vùng thượng vị: Rễ hay vỏ gạo 30g, rễ Hoàng lức 6g. Ðun sôi uống.
2. Bó gãy xương: Vỏ cây tươi giã đắp.
3. Sưng tấy, đơn độc, quai bị, viêm dạ dày: Vỏ Gạo tươi (bỏ lớp ngoài) thái miếng 30-40g sắc uống.
4. Trị đau nhức chân răng: Vỏ thân cây bông gòn 15 – 20g. Sắc lấy nước, sau đó ngậm và nhổ ra.
5. Chữa mụn nhọt sưng tấy: Hoa gạo tươi. Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện từ 1-2 lần/ ngày cho đến khi da lành hẳn.
6. Chữa chứng rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống: Cỏ seo gà (phượng vĩ thảo), kim ngân hoa, hoa gạo mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 550ml nước đun với lửa nhỏ còn 200ml, chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
7. Chữa ho có đờm do phế nhiệt: Tang bạch bì 10g, rau diếp cá (ngư tinh thảo) và hoa gạo mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm, thêm 750ml nước vào và sắc đặc lấy 250ml nước. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng liên tục bài thuốc trong vòng 5 ngày.
8. Chữa bong gân: lá náng và vỏ thân cây bông gòn. Đem các vị rửa sạch, giã nát và băng vào vùng gân bị đau nhức. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi hết đau.
9. Chữa đau gối và đau lưng mãn tính: Rễ gạo 60g. Đem rửa sạch dược liệu, sau đó sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần liên tục trong vòng 10 ngày.
10. Trị suy nhược cơ thể do lao động nặng nhọc: Bí đao và hoa gạo mỗi vị 500g. Sao vàng hạ thổ, rồi sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ còn 800ml. Mỗi lần dùng 200ml trước khi ăn 30 phút, ngày dùng 4 lần.
11. Chữa táo bón: Lá gòn tươi 10 – 20 lá. Đem rửa sạch, sau đó vò nát lá và nấu với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày.
12. Chữa đau dạ dày: Rễ lưỡng phù trâm (hoàng lực) 6g, hoa gạo 30g. Sắc uống ngày dùng 1 thang. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 4 tuần lễ.
13. Chữa quai bị: Vỏ thân cây bông gòn 15g. Sắc uống, đồng thời nên giã nát và đắp ở ngoài 1 lần/ ngày.
14. Chữa đau sưng vú sau khi sinh: Vỏ thân cây gạo 20g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.
15. Chữa chứng ngứa vùng hậu môn-sinh dục: Vỏ thân cây gạo. Sắc lấy nước ngâm rửa vùng ngứa ngáy.
16. Chữa bệnh trĩ xuất huyết: Hoa hòe 15g, quyết bá 10g và hoa gạo 20g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
17. Chữa sưng viêm, đau nhức phần mềm sau khi chấn thương: Củ nghệ vàng già 100g và vỏ thân cây gạo 100g. Đem cạo bỏ vỏ ngoài của cây gạo, sau đó giã nát với nghệ. Rồi cho rượu và giấm thanh vào sao nóng, đắp lên nơi bị đau nhức.
18. Giúp lợi sữa: Hạt cây bông gòn khô 10-12g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis
- Công dụng của cây Sú- Aegiceras corniculatum
- Công dụng của cây Ấu tàu - Aconitum carmichaelii
- Công dụng của cây Bù dẻ hoa đỏ - Uvaria rufa
- Công dụng của cây Chùm ruột núi- Antidesma pentandrum
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana