CÂY KHÔI
CÂY KHÔI
Folium Ardisiae Gigantifoliae
Cây Khôi: Ardisia gigantifolia Stapf; Photo Johannes Lundberg
Tên khác:
Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía, Lá khôi, Chẩu mã thái (Tày)
Tên khoa học:
Ardisia gigantifolia Stapf, họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Tên đồng nghĩa:
Ardisia kteniophylla A.DC.; Ardisia kteniophylla var. microdonta Pit.; Ardisia pseudoverticillata Merr.; Chloranthus kiangsiensis F.P.Metcalf
Mô tả:
Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 2.
Phân bố:
Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam - Đà Nẵng.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa hạ. Sau khi thu hái đem phơi nắng cho mềm và ủ trong râm.
Bảo quản:
Dược liệu cần để nơi khô ráo.
Bộ phận dùng:
Lá (Folium Ardisiae Gigantifoliae)
Thành phần hoá học:
Saponin, tanin.
- Thân rễ đã phân lập được các chất: 11-O-galloylbergenin, 11-O-syringylbergenin, 11-O-protocatechuoylbergenin, 4-O-galloylbergenin, 11 -O-vanilloylbergenin, (-) -epicatechin-3-gallate, stigmasterol-3-O-beta-D-glucopyranoside (7), (-) -4'-hydroxy-3-methoxyphenyl-beta-D-[6-O-(4"-hydroxy-3", 5"-dimethoxybenzoyl)] -glucopyranoside, and beta-sitosterol. 2-methyl-5-(8Z-heptadecenyl) resorcinol, belamcandaquinone I, Belamcandaquinone H, belamcandaquinone G, belamcandaquinone F. Saponin: 3β-O-{α-l-rhamnopyranosyl-(1 → 3)-[β-d-xylopyranose-(1 → 2)]-β-d-glucopyranosyl-(1 → 4)-α-l-arabinopyranosyl}-3β-hydroxy-13β,28-epoxy-oleanan-16-oxo-30-al, 3β-O-{α-l-rhamnopyranosyl-(1 → 3)-[(β-d-xylopyranosyl-(1 → 2)]-β-d-galactopyranosyl-(1 → 4)-[(β-d-glucopyranosyl-(1→2)]-α-l-arabinopyranoside}-16α-hydroxy-13,28-epoxy-oleanane và cyclamiretin A 3β-O-α-l-rhamnopyranosyl-(1 → 3)-[β-d-xylopyranosyl-(1 →2)]-β-d-glucopyranosyl-(1 → 4)-[β-d-glucopyranosyl-(1→ 2)]-α-l-arabinopyranoside.
Độc tính:
5 saponin đã được thử độc tính tế bào ung thư của người với giá trị IC50 1.9–4.8 µM.
Tính vị:
Vị chua, tính hàn.
Quy kinh:
Tỳ, Vị.
Công năng:
Làm giảm độ acid của dạ dày.
Công dụng:
Chữa đau dạ dày.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày uống 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa đau dạ dày: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
2. Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng: Khổ sâm 16g, uất kim 8g, hương phụ 8g, lá khôi tía 20g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, cam thảo nam 16g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
3. Chữa bệnh đau dạ dày, đau cả khi đói hoặc no: Thảo quyết minh, mẫu lệ mỗi vị 20g, ô tặc cốt 15g, lá khôi tía 25g. Các vị sao vàng hạ thổ, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng từ 3 – 4 lần.
4. Chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng: Ké đầu ngựa, lá khôi tía, lá mã đề và kim ngân hoa mỗi vị 12g, đơn đỏ 25g. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia đều thành 3 lần và dùng trước khi ăn.
5. Chữa chứng mề đay mẩn ngứa do huyết trệ: Sử dụng đương quy vĩ, xích thược và đan bì mỗi vị 10g, thổ phục linh, cỏ nhọ nồi, sài đất và kim ngân hoa mỗi vị 12g, lá khôi tía 15g, núc nác 8g. Các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp: Lá thông 8g, ké đầu ngựa 16g, dây kim ngân 10g, lá khôi tía 12g, lá bạc thau (sao) 12g, rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g. Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện khoảng 3 – 5 liệu trình để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
7. Chữa viêm phế quản và viêm họng: Bột nếp, mật ong lượng vừa đủ, lá khôi tía 100g. Băm nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi, sau đó bỏ bã và đun cho nước sền sệt. Trộn đều với mật ong và bột nếp làm thành 20 viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
8. Trị ghẻ lở: Một nắm lá khôi nhung. Rửa sạch, thái nhỏ và đun sôi với 5 lít nước. Dùng nước tắm và sử dụng bã xát nhẹ vào nốt ghẻ lở. Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ ngày trong liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy da hết ngứa và các mụn ghẻ lở khô dần.
9. Chữa chứng mẩn ngứa do dị ứng: Đơn nem 10g, đơn lá đỏ 15g, cây đơn kim 15g và lá khôi 15g. Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- Feng J, Huang Z, Mu L, Zhao H, Liu P. Study on chemical constituents of rhizome of Ardisia gigantifolia. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2011 Dec; 36(24):3463-6.
- Zhenyuan Chen, Yun Ling, Qing Zhangb and Haitong Wan. Characterization of the major chemical constituents in Ardisia gigantifolia by high performance liquid chromatography coupled to electrospray ionization and quadrupole time-of-flight mass spectrometry. Analytical Methods, Issue 39, 2017
- Hongwei Liu, Feng Zhao, Ruiyun Yang, Manyuan Wang, Meiqing Zheng, Yisong Zhao, Xue Zhang, Feng Qiu, Hengshan Wang, Dimeric 1,4-benzoquinone derivatives and a resorcinol derivative from Ardisia gigantifolia, Phytochemistry 70 (2009) 773–778.
- Qiang QiangGong, Li HuaMua, PingLiua, Shi LinYang, BoWangaYu LinFeng; New triterpenoid sapoin from Ardisia gigantifolia Stapf.; Chinese Chemical Letters, Volume 21, Issue 4, April 2010, Pages 449-452
- Li-Hua Mu, Ning-Yan Wei , Ping Liu; Cytotoxic triterpenoid saponins from Ardisia gigantifolia; Planta Med 2012; 78(6): 617-621
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Cánh diều - Melanolepis multiglandulosa
- Công dụng của cây Sang sóc - Schima wallichii
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata