CÂY MÙI
CÂY MÙI
Fructus Coriandri
Tên khác: Hồ tuy, Nguyên tuy.
Tên khoa học: Coriandrum sativum L., họ Cần (Apiaceae).
Tên đồng nghĩa: Bifora loureiroi Kostel.; Coriandropsis syriaca H.Wolff; Coriandrum diversifolium Gilib.; Coriandrum globosum Salisb.; Coriandrum majus Gouan; Coriandrum majus Garsault; Coriandrum sativum var. afghanicum Stolet.; Coriandrum sativum var. africanum Stolet.; Coriandrum sativum var. anatolicum Stolet.; Coriandrum sativum var. arabicum Stolet.; Coriandrum sativum subsp. asiaticum Stolet.; Coriandrum sativumvar. asiaticum Stolet.; Coriandrum sativum subsp. indicum Stolet. ; Coriandrum sativum var. indicum Stolet.; Coriandrum sativum var. microcarpum DC.; Coriandrum sativum var. pygmaeum Stolet.; Coriandrum sativumsubsp. vavilovii Stolet.; Coriandrum sativum var. vavilovii Stolet.; Selinum coriandrum Krause; Sium coriaudrumVest
Mô tả: Dạng thảo nhỏ mọc hằng năm, cao 20 đến 60 cm hay hơn, nhẵn, thân mảnh, lá bóng màu lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Quả hình cầu màu vàng sẫm.
Phân bố: Cây được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Quả (Fructus Coriandri)
Thành phần hoá học : Quả mùi có tinh dầu (0,3 - 1,0% ), chất béo (13 - 20%), protein (16 - 18%), chất xơ (38%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là linalol quay phải (70-90), còn gọi là coriandrol. 5% D-pinen, limonen, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geraniol và bocneol. Trong lá thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy quả ngò rí giúp dễ tiêu, kích thích tình dục, hạ đường huyết và lợi tiểu mạnh, bên cạnh đó còn giúp giải lo âu và an thần.
- Tinh dầu rau ngò rí còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chiết xuất từ lá ngò rí còn có tác dụng chống o xy hóa, bảo vệ gan đáng kể.
Tính vị: vị the cay, tính ôn.
Tác dụng: Tác dụng phát tán, trừ tà khí, khu phong, long đờm, giảm ho, sốt, nhức đầu, giúp dễ tiêu, lợi sữa, mạnh dạ dày và lợi đại tiểu trường.
Công dụng: Thúc đậu sởi mọc, làm thuốc giúp tiêu hoá.
Cách dùng, liều lượng: Lấy khoảng 50g quả giã nát, hoà vào một ít nước, vẩy lên người. Uống trong 4 - 8g/ngày
Bài thuốc:
1. Chữa bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
- Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi (hoặc cả thân lá) 100 - 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ (theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt (để nước thuốc hơi ấm mà dùng).
- Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 - 2 lần.
2. Chữa rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích: Dùng bài: Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống.
3. Cải thiện triệu chứng ợ hơi, buồn nôn: Lấy khoảng 40g hạt hồ tuy, 40g hạt củ cải đem đi tán mịn. Trộn đều 2 nguyên liệu này với nhau, mỗi ngày dùng khoảng 4 – 8g bột này để uống. Ngày thực hiện 2 lần để mang lại hiệu quả tối ưu.
4. Cải thiện chứng khô sữa ở phụ nữ sau sinh: Dùng 6g hạt cây mùi đem đi nấu với 100ml nước. Khoảng 15 phút sau thì chắt lấy nước để uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng tắc sữa.
5. Chữa sạm nám da: Dùng khoảng 20g hạt cây mùi để đun lấy nước. Dùng nước này rửa mặt mỗi ngày để cải thiện chứng thâm da, tàn nhang, nám.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng quả mùi đốt hun khói xông hậu môn có thể giúp cho tình trạng bệnh trĩ thuyên giảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về vấn đề này, do đó khi muốn áp dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
7. Điều trị nhiễm giun kim: Dùng hạt mùi tán mịn sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà luộc chín và dầu mè, tán đều. Sử dụng món này liên tục 3 ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để loại bỏ giun kim một cách an toàn.
8. Chữa chứng rối loạn tiêu hóa do thực tích: 8g hồ tuy, 4g quất bì, 4g đinh hương, 4g hoàng liên. Cho các nguyên liệu vào ấm cùng với 1 lít nước. Nấu khoảng 15 – 20 phút thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần. Thực hiện kiên trì cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Những người không nên ăn rau mùi:
1. Những người bị bệnh về gan:
Do rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài ra, trong rau mùi có các chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các vấn đề về gan. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn rau mùi với số lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan. Vì vậy những người bị bệnh gan nên hạn chế ăn loại rau này.
2. Những người bị bệnh dạ dày:
Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.
3. Không tốt cho phụ nữ mang bầu
Các mẹ đang trong quá trình mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Một số thành phần có trong rau mùi được biết đến là làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
4. Người có cơ địa dễ bị dị ứng
Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.
Ghi chú:
- Không dùng thuốc lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong.
- Những người bị cước khí (đau nhức bên trong gót chân) hay kim sang không nên dùng ngò rí.
- Dầu được chiết xuất từ ngò rí tuy bình thường với người nhưng có thể gây khó chịu cho loài thỏ.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- Masoumeh, Emamghoreishi, Mohammad, KhasakiMaryam, FathAazam; Coriandrum sativum: evaluation of its anxiolytic effect in the elevated plus-maze; Journal of Ethnopharmacology; Volume 96, Issue 3, 15 January 2005, Pages 365-370
- Jinous Asgarpanah, Kazemivash N; Phytochemistry, pharmacology and medicinal properties of Coriandrum sativum L; 2012, African journal of pharmacy and pharmacology 6(31) DOI: 10.5897/AJPP12.901
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza