CÂY SỮA
CÂY SỮA
Cortex Alstoniae
Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua, Hoa sữa, Mồng cua, Mùa cua
Tên khoa học: (Alstonia scholaris (L.) R.Br.), họ Trúc đào (Apocynaceae).
Tên đồng nghĩa: Echites scholaris L.
Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt.
Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12.
Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su.
Bộ phận dùng: Vỏ thân (Cortex Alstoniae) đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.)
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Trên thế giới cây được trồng ở một số quốc gia khác như Malaysisa, Indonesia, Philipin, Ấn Độ. Ở Việt Nam Hoa sữa được trồng và mọc hoang nhiều, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Nam Định.
Thu hái, sơ chế: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô.
Bảo quản: Vỏ hoa sữa phơi khô ở nơi khô ráo và thoáng mát. Nếu có dấu hiệu ẩm mốc, nên đem phơi với nắng để tránh hư hại dược liệu.
Tác dụng dược lý:
- Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin.
- Năm 1926, José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31).
- Chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn và cơn đau: Một số alkaloid trong dược liệu có tác dụng giảm ho hen, chống viêm và giảm cơn đau ngoại vi ở chuột thực nghiệm.
- Tác dụng làm giảm khả năng sinh sản: Cho chuột đực uống thuốc sắc từ vỏ cây sữa nhận thấy tuyến tiền liệt, túi tinh và tinh hoàn giảm trọng lượng đáng kể. Sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng sinh sản và hoạt động của tinh hoàn.
- Có tiềm năng trị đái tháo đường: Methanol trong lá của cây sữa có thể chống lại alpha-glucoside. Do đó một số chuyên gia nhận thấy, vị thuốc này có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
- Tác dụng kiểm soát ung thư: Alcaloid trong cây sữa có tác dụng chống lại tế bào ung thư và tăng khả sống sót của chuột thực nghiệm.
- Trị sốt rét: Một số alcaloid trong hoa sữa như echitamine, echitenine và ditamine có thể sử dụng để thay thế Quinine trong điều trị sốt rét.
- Tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy: Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nước sắc từ vỏ cây có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
- Tiềm năng điều trị tiểu đường: Theo tạp chí Food Chemistry, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất metanol của lá hoa sữa phơi khô có hoạt tính chống lại α-glucosidase, do đó, nó được xem như một chất bổ sung cho thuốc phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
- Chống viêm, giảm đau và ho, hen: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, một số alkaloids từ chiết xuất ethanol của lá hoa sữa có tác dụng chống viêm, giảm đau ngoại vi qua xét nghiệm trong ống nghiệm, ngoài ra còn giúp giảm ho hen ở chuột (8).
- Làm giảm khả năng sinh sản: Theo tạp chí Asian journal of Andrology, kết quả thí nghiệm trên chuột đực cho thấy uống chiết xuất từ vỏ cây hoa sữa làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, dịch tễ, túi tinh và tuyến tiền liệt; từ đó cho thấy hoạt động làm giảm chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản của chuột đực.
- Tiềm năng kiểm soát ung thư: Theo tạp chí Phytotherapy research, một số alkaloid được chiết xuất từ cây hoa sữa cho thấy hoạt động chống ung thư và làm tăng khả năng sống sót ở chuột thí nghiệm .
Thành phần hoá học : Alcaloid.
Tính vị: Vị đắng, tính mát.
Quy kinh: Phế và Can.
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu.
Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng rượu thuốc.
Bài thuốc:
1. Chữa đau răng: 1 ít vỏ hoa sữa. Sắc đặc và dùng để ngâm, súc miệng.
2. Chữa chứng thiếu máu và buồn nôn do thực hiện hóa trị liệu: Lá sữa 20g. Đem sao vàng, sắc lấy nước uống.
3. Chữa chứng bạch huyết cấp gây ho hen: Anh túc xác 6g, ngũ vị tử, vỏ sữa và tử thảo mỗi vị 15g. Sắc lấy nước ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành nhiều lần dùng.
4. Rượu vỏ cây hoa sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính.
5. Cao lỏng vỏ cây sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày.
6. Chữa ăn kém, người gầy và có tạng nhiệt: Bột từ vỏ cây sữa. Dùng 1 – 3g bột uống cùng với nước nóng.
Lưu ý khi dùng cây sữa chữa bệnh:
- Tránh nhầm lẫn với cây vú sữa.
- Sử dụng vỏ cây sữa với liều cao có thể gây độc.
- Tránh dùng bài thuốc trong thời gian dài. Vì cây sữa có thể làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, tuyến tiền liệt và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới.
- Hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao (đặc biệt là phấn hoa). Vì vậy cần tránh sử dụng dược liệu cho người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- NilubonJong-Anurakkun, Megh RajBhandari, JunKawabata; α-Glucosidase inhibitors from Devil tree (Alstonia scholaris); Food Chemistry: Volume 103, Issue 4, 2007, Pages 1319-1323
- Jian-HuaShang, Xiang-Hai, CaiaTaoFengaYun-Li, ZhaobJing-Kun, WangbLu-YongZhang, MingYancXiao-DongLuo; Pharmacological evaluation of Alstonia scholaris: Anti-inflammatory and analgesic effects; Journal of Ethnopharmacology; Volume 129, Issue 2, 27 May 2010, Pages 174-181
- Jian-HuaShang, Xiang-HaiCaia, Yun-LiZhaob, TaoFengaXiao-DongLuoa; Pharmacological evaluation of Alstonia scholaris: Anti-tussive, anti-asthmatic and expectorant activities; Journal of Ethnopharmacology; Volume 129, Issue 3, 16 June 2010, Pages 293 Effect of Alstonia scholaris bark extract on testicular function of Wistar rats
- R. S. Gupta, Rakhi Sharma, Aruna Sharma, A.K. Bhatnager, M.P. Dobhal, Y.C. Joshi, M.C. Sharma; Effect of Alstonia scholaris bark extract on testicular function of Wistar rats; Asian J Androl 2002 Sep; 4: 175-178
- Ganesh Chandra Jagetia, Manjeshwar Shrinath Baliga; Evaluation of anticancer activity of the alkaloid fraction of Alstonia scholaris (Sapthaparna) in vitro and in vivo; Phytotherapy Research, Volume 20, Issue2, February 2006, Pages 103-109
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus