CHU SA-THẦN SA
CHU SA-THẦN SA (朱砂)
Cinnabaris
Tên khác: đan sa, xích đan, cống sa
Tên khoa học: Cinnabaris
Mô tả:
Chu sa là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau như hình mảnh, sợi, cục, màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhưng rất giòn, thường được tán thành bột, chế biến thường được thủy phi nên rất mịn, lấy ngón tay xát màu không ra tay là thứ tốt. Chu sa thường ở thể bột đỏ, Thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng. Thuốc không tan trong nước, cho vào ống nghiệm đun nóng, chuyển thành Thủy ngân sulfua màu đen, rồi tiếp tục phân hủy ra khí lưu huỳnh dioxid bốc lên và kim loại thủy ngân bám vào thành ống.
Phân bố: Hiện nay ta còn phải nhập Chu sa của Trung quốc. Thuốc dạng thiên nhiên ở các tỉnh Hồ nam, Tứ xuyên, Liêu ninh, Vân nam, Quí châu, Hà bắc; thứ sản xuất ở Thần châu là thứ tốt và gọi là Chu sa. Trên thị trường có bán loại Chu sa nhân tạo (Vemilion), nhưng người ta cho là Chu sa thiên nhiên tốt hơn.
1. Tác dụng dược lý: Muối HgSe dưới dạng keo có trong Chu sa hây Thần sa hoặc tổng hợp được ít độc và có tác dụng:
+ An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường dùng như Bromua.Tác dụng ở vỏ não không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomorphin.
+ Kéo dài giấc ngủ do các barbituric lên 2 - 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 - 3 lần (Báo cáo của Hoàng tích Huyền, Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà nội) về thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thủy ngân do Đàm trung Bảo tổng hợp từ Selen trong Chu sa, Thần sa.
2. Theo các tạp chí nước ngoài, một số hợp chất selen được dùng với những công dụng như Chu sa, Thần sa. Một số hợp chất của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần.
3. Thuốc có tác dụng giải độc, chống mốc thối. Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế, sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm. Trị một số bệnh ngoài da. Hoạt chất chủ yếu phần nhiều do muối selen.
4. Chu sa rất độc khi nung vào lửa vì lửa tách thủy ngân theo công thức:
HgS + O2 (lửa) Þ SO2 + Hg
Thu hoạch, sơ chế:
Sau khi khai thác chu sa từ tự nhiên, cần bào chế theo những cách sau:
Sử dụng nam châm để hút hết kim loại bám trên chu sa rồi cho vào cối xay với nước. Sau khi xay xong, đổ thêm nước và lóng nhiều lần cho đến khi bột mịn hoàn toàn. Để chậu nước trong vài giờ cho chu sa lắng xuống đáy rồi gạn bỏ nước, dùng giấy bịt kín miệng chậu và đem đi phơi cho khô hoàn toàn.
Đem tán chu sa bằng chày sứ với nước cất, sau đó để lắng bột thuốc xuống rồi đem vứt bỏ màng nổi và gạn lấy nước đỏ. Thực hiện nhiều lần cho đến khi nước không còn đỏ. Lúc này cặn chỉ còn lại sắc đen thì đem bỏ đi. Nước đỏ để trong vài giờ cho lắng lại, sau đó chắt bỏ nước trong và dùng vải bịt lại rồi đem phơi âm can cho đến khi bột thuốc khô hoàn toàn.
Bảo quản:
Dược liệu được xếp vào nhóm thuốc độ bảng B nên cần bảo quản trong lọ kín màu vàng, đặt ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tuyệt đối không đặt thuốc ở nơi có nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.
Chế biến:
Cách 1: Nếu dùng với số lượng ít, cho vài ba thang thuốc Đông y, có thể đem chu sa, thần sa, mài vào cái bát sứ đã chứa ít nước sạch, cho tan hết phần bột, làm nhiều lần, bỏ phần cặn, gạn hoặc dùng nam châm để hút các cặn sắt đi. Lấy phần bột mịn đỏ, hòa vào thuốc sắc đã để nguội mà uống, với liều 0,3 - 1,5g/ngày.
Cách 2: Nếu dùng với số lượng lớn hơn, chu sa, thần sa thường cho vào cối sứ hoặc lon sành, cho nước sạch vào rồi nghiền làm nhiều lần, mỗi lần gạn lấy phần nước có bột đỏ sang một dụng cụ khác như can, chậu sành..., để lắng vài giờ, gạn bỏ phần nước trong ở trên, thu lấy bột mịn màu đỏ. Có thể tinh chế vài lần như vậy. Sau đó cho ra mâm nhôm hay khay men... phơi trong bóng râm cho tới khô. Lấy phần bột mịn màu đỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, nút kín, để nơi cao ráo, tránh ánh sáng.
Cách 3: Trong các xí nghiệp sản xuất thuốc Đông dược, khi cần sản xuất số lượng lớn thần sa, chu sa, phải xay nghiền trong các cối bằng đá, song nhất thiết phải luôn luôn xay nghiền cùng với nước sạch để làm nguội (do nhiệt sinh ra trong quá trình xay nghiền dễ tạo ra thủy ngân nguyên tố). Sau đó các quá trình tiếp theo cũng làm theo các cách trên.
Thành phần hoá học : Thuỷ ngân sulfua, selenua thuỷ ngân (trong Thần sa nhiều gấp 10 lần Chu sa).
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn và có độc.
Quy kinh: kinh Tâm.
Công năng: Trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc
Công dụng: An thần, chữa điên cuồng, mất ngủ, ác mộng, dùng ngoài trị mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
- Dùng trong, ngày 0,3 - 1g. Phối hợp trong các phương thuốc trấn kinh, an thần, dùng dạng hoàn tán. Các sách Y học cổ truyền ghi: Chu sa, Thần sa uống phải dùng sống tuyệt đối, dùng lửa có thể gây chết người (nhiệt độ cao làm muối thuỷ ngân tan nhiều). Khi dùng thường chế theo phương pháp thuỷ phi với nam châm nhằm loại hết tạp sắt.
- Dùng ngoài: Nghiền thành bột bôi vào mụn nhọt.
Bài thuốc:
1.Chữa chứng suy nhược thần kinh, tnh thần bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp:
+ Thần sa (tán mịn) 1g, tim lợn 1 cái. Cho Thần sa và giữa tim lợn, hấp chín, ăn mỗi ngày 1 cái.
+ Chu sa an thần hoàn (Lam thất bí tàng): Chu sa 4g, Hoàng liên 6g, Sinh địa, Đương qui, Chích thảo đều 2g, Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn (theo tỷ lệ các vị thuốc, có thể làm nhiều hay ít tùy nhu cầu). Mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần ( 1 lần trước ngủ) với nước ấm.
2. Chữa trẻ em khóc đêm, ngủ hay giật mình:
+ Bột Chu sa (Thần sa) 0,3 - 1g dạng bột hay viên, uống với nước sắc Thảo quyết minh 10g trước lúc ngủ.
3. Chữa phụ nữ sau sanh chóng mặt, hoa mắt do mất máu:
+ Bột Chu sa ( Thần sa)1,5 - 3g, uống với giấm nóng hoặc nước tiểu trẻ em. Đã trị 16 ca đều khỏi, thường sau khi uống bệnh nhân tỉnh táo, hết chảy máu ( Báo cáo của Lưu Thiên Phùng, Báo Tân trung y 1975, 5:27).
4. Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc:
+ Bột Chu sa 1g, hòa mật uống.
5. Chữa di tinh:
+ Chu sa ( thủy phi) 1 - 2g cho vào quả tim lợn lấy chỉ buộc, nấu hoặc chưng cách thủy, ăn mỗi tối trước lúc ngủ.
6. Chữa trẻ em sốt cao co giật hôn mê, nói sảng, dùng bài:
+ Ngưu hoàng thanh tâm hoàn (Đậu chẩn thế y tâm pháp): Ngưu hoàng 1g, Chu sa 6g, Sinh Hoàng liên 15g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Uất kim 8g. Tất cả tán bột mịn làm hồ, mỗi lần uống 1 - 3g với nước thang Đăng tâm.
Chú ý: Phương pháp cấp cứu:
+ Dùng 2% Bicacbonat natri dung dịch hoặc nước sôi ấm rửa bao tử.
+ Cho uống sữa lòng trắng trứng gà để kết với thủy ngân thành hợp chất khó hấp thu, đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
+ Uống nước sắc đậu xanh hoặc bài Hoàng liên giải độc thang gia Kim ngân hoa, Thổ phục linh.
+ Dùng thuốc tây giải độc.
+ Truyền dịch nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng.
Lưu ý: Nếu thần sa, chu sa là một trong nhiều vị của một thang thuốc thảo mộc khác, trước hết phải sắc các vị thuốc thảo mộc như bình thường. Gạn lấy nước sắc, để nguội, rồi cho bột chu sa, thần sa với lượng phù hợp vào, quấy đều, uống ngày 2 - 3 lần trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ. Ngoài ra, trong sản xuất thuốc, nếu trong thành phần có chu sa, thần sa, có thể lấy chính loại bột này để bao phía ngoài của các viên thuốc hoàn.
Tóm lại, để tránh những hậu quả có thể xảy ra đối với người bệnh khi dùng chu sa, thần sa, thì cách chế biến, bào chế vị thuốc này cũng như liều dùng và cách dùng của vị thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các phương pháp và các quy định đã đề ra.
Kiêng kỵ:
- Chu sa và thần sa phải được dùng sống. Khi tiếp xúc với lửa, nguyên tử Hg (thủy ngân) được giải phóng, có thể gây ngộ độc hoặc thậm chí là tử vong.
- Khi sử dụng chu sa cần thủy phi, mài tán với nước để giảm độc tố.
- Tránh dùng liều lượng lớn và sử dụng dài ngày để giảm nguy cơ nhiễm độc.
- Thận trọng khi sử dụng chu sa cho người có chức năng gan và thận kém.
- Không dùng cho người không có thực nhiệt.
- Khi dùng chu sa/thần sa vào thuốc thang, nên sắc các dược liệu khác và để nước sắc nguội rồi mới cho bột chu sa/thần sa vào uống.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza