ĐĂNG TÂM THẢO
ĐĂNG TÂM THẢO (燈 心 草)
Medulla Junci caulis
Tên khác: Cỏ bấc đèn, Bấc, Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo, Tịch thảo, Xích tu, Cổ ất tâm, Đăng thị, Thần đăng nhị.
Tên khoa học: Juncus effusus L., họ Bấc (Juncaceae).
Tên đồng nghĩa: Juncus bogotensis Kunth; Juncus bogotensis var. compactus (Hoppe ex Mert. & W.D.J.Koch) Farw.; Juncus communis E.Mey.; Juncus communis var. effusus (L.) E.Mey.; Juncus communis var. parviflorus Rouy; Juncus conglomeratus var. effusus (L.) Kostel.; Juncus effusus var. compactus (Hoppe ex Mert. & W.D.J.Koch) Lej. & Courtois; Juncus effusus var. conglomeratus (L.) Engelm.; Juncus effusus var. dasyanthelus K.Koch; Juncus effusus subsp. effusus; Juncus effusus var. effusus; Juncus effusus var. elatus (Asch. & Graebn.) I.Grint.; Juncus effusus subsp. fistulosus (Guss.) K.Richt.; Juncus effusus var. fistulosus (Guss.) Buchenau; Juncus effusus var. longibracteatus A.Fern. & R.Fern.; Juncus effusus var. macranthelus K.Koch; Juncus effusus var. pauciflorus Lej. & Courtois; Juncus effusus var. prolifer Sond.; Juncus effusus f. prolifer (Sond.) Hegi; Juncus effusus var. subglomeratus DC.; Juncus effusus var. subglomeratus Lam. & DC.; Juncus effusus f. zebrinus (André) Hegi; Juncus fistulosus Guss.; Juncus laevis Wallr.; Juncus laevis var. diffususWallr.; Juncus lucens Burnham; Juncus luxurians Colenso; Juncus mauritianus Bojer; Juncus zebrinus André
Mô tả:
Cây:
Cây thảo, cao 0,5 - 1m, có thân rễ nằm ngang hay nghiêng, tròn cứng, mọc thành cụm dầy, không có lá, có ruột xốp từ gốc tới ngọn. Lá giảm thành những bẹ ở gốc thân. Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng, màu lục nhạt, có lá bắc. Bao hoa khô xác không phân hoá. Nhị 3, ít khi 4 hoặc 6. Bao phấn hình chỉ. Bầu có vòi rất ngắn, đầu nhụy to. Quả nang, hạt nhỏ. Cây ra hoa và đầu mùa hạ.
Dược liệu: Ruột thân hình trụ tròn nhỏ, đường kính 0,1 - 0,3 cm, dài khoảng 90 cm, màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, thả vào nước không chìm. Chất mềm, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Soi kính hiển vi thấy cấu tạo bởi những tế bào hình sao, để hở những khuyết lớn. Không mùi vị.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn (Juncus effusus).
Phân bố, sinh thái:
Cỏ bấc đèn là cây thảo thường xanh, sống nhiều nảm, mọc từng khóm sau lan ra thành những đám lớn trên những vùng đất lầy. Cây có khả năng mọc vươn theo mức nước bị ngập. Bấc phân bố ở hầu hết các tỉnh, từ vùng ven biển dến trung du và cả vùng núi. Những địa phương thường khai thác thu được nhiều loại dược liệu nàv là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, và Thanh Hóa ... Bấc sinh sản dưỡng sinh mạnh bằng cách đỏ nhánh con từ gốc. Hạt giống rơi xuống bám được vào bùn, đất mới có khả năng nảy mầm lốt.
Dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế: Tháng 9-10 cắt toàn cây về, rạch dọc thân để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 11%.
Bào chế:
Đăng tâm thảo: Trừ bỏ tạp chất, cắt đoạn.
Đăng tâm thán: Lấy Đăng tâm thảo sạch, cho vào nồi đất, bịt kín, đốt âm ỉ thật kỹ, để nguội, lấy ra.
Bảo quản: Dược liệu cần để nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Carbohydrat
Trong cây bấc có tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm linalool, undecan-2-on, tridecan-2-on, 1,2 - dihydro, 1,5,8 trimethylnaphtalen, α-ionon, ß-ionon, ß-bisabolen, 6,10,14-trunenthyl penladecan 2-on, α-cypcron, effusol, juncusol. Người ta cũng tách được 9 hợp chất 9 - 1 0 dihydro phenanthren, trong dó có 7 hợp chất có tính chất độc với tế bào.
Ngoài ra còn có araban, phlobaphen, methyl pentosan, môi hợp chất cycloartan lacton glucosid là juncosid z đã được tách và xác dịnh cấu trúc. Trong quả và cành non có acid amin, đường tự do, glucose, galactose, saccharose.
Tác dụng dược lý:
Nước sắc của ruột ihân cây bấc có tác dụng chống sỏi thận, lợi tiểu và giải độc. Rễ cũng có tác dụng lợi tiểu.
Tính vị: Vị cam đạm, tính bình hơi hàn.
Quy kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường.
Công năng: Giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu trường.
Công dụng: Thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, chữa ho, viêm họng
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bài thuốc :
1. Chữa tiểu tiện ít, khó đái, phù thũng:
- Đăng tâm thảo 8 g, nước 250ml. Đun sôi trong 15 phút, chia ba lần, uống trong ngày.
- Đăng tâm thảo 8 g, mộc thông, mã đề, cỏ xước, mỗi vị 12g.
Sắc chia ba lần uống Irong ngày.
2. Chữa đái buốt, đái đục, đái ra máu: Đăng tâm thảo, rễ cỏ tranh mỗi vị 8 g, sắc uống trong ngày.
3. Chữa tim hồi hộp, khó ngủ, miệng khát: Đăng tâm thảo 4g, lá tre, mạch môn mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Chữa viêm họng, lở loét miệng: Đăng tâm thảo đốt tồn tính, lấv bột thổi vào hong hoặc bôi vào chỗ lở loét.
5. Chữa bị thương ra máu: Đăng tâm thảo, nhai nhỏ đắp vào nơi vết thương thì cầm (Thắng Kim Phương).
6. Chữa chảy máu cam không cầm: dùng 40g Đăng tâm tán bột, bỏ vào 4g Đơn sa, uống với nước cơm, lần uống 8g (Thánh Tế Tổng Lục ).
7. Chữa họng nghẹt do viêm: Đăng tâm 1 nắm, dùng 2 tấm ngói đốt Đăngtâm tồn tính, lại sao một muỗng muối, trộn lại, thổi vào miệng họng nhiều lần thì đỡ (Đoan Trúc Đường Phương).
8. Chữa đậu sang làm cho người mệt như suyễn, tiểu tiện không thông, dùng 1 nắm Đăng tâm, Miếp giáp 80g, nước 1 thăng rưỡi, sắc 6 chén uống 2 lần (Thương Hàn Luận Phương).
9. Chữa khó ngủ: Đăng tâm thảo sắc uống thay trà thì ngủ được (Tập Giản Phương).
10. Thông tiểu: dùng “Bạch Phi Hà Tự Chế Thiên” 1 viên. Dùng Đăng tâm 10 cân, tẩm với hồ gạo, phơi khô tán bột bỏ vào nước, bột Đăng tâm nổi lên vớt ra phơi khô, lấy 100g. Lấy Phục linh (loại Xích và Bạch) bỏ vỏ, tất cả 200g, Hoạt thạch (thủy phi) 200g, Trư linh 80g, Trạch tả 120g, Nhân sâm 480g, xắt lát, nấu thành cao, trộn với bột thuốc, làm thành viên to bằng hạt nhãn lớn, dùng Châu sa bọc ngoài làm áo. Mỗi lần dùng 1 viên (Hàn Thị Y Thông).
11. Chữa vàng da do thấp nhiệt, dùng Rễ đăng thảo 120g, rượu với nước mỗi thứ 1 nửa bỏ trong bình sứ, sắc nửa ngày, phơi sương một đêm, uống nóng (Tập Huyền Phương).
12. Chữa bí tiểu đau gấp: Cam thảo (mút), Mộc thông, Chi tử, Đông quỳ tử mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 12g, Đăng tâm 3g. Sắc uống (Tuyên Khí Tán - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
13. Chữa nhiệt lâm: Đăng tâm thảo 9g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo, mỗi thứ 30g sắc với nước vo gạo uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
14. Chữa tiểu đỏ, tiểu gắt: Đăng tâm thảo 9g, Mộc thông mỗi thứ 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 6g, sắc uống.
15. Chữa mất ngủ, bức rức, miệng khát: Đăng tâm thảo 3g, Đạm trúc diệp 9g, hãm với nước như trà. (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Kiêng kỵ: Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl