DỨA DẠI
DỨA DẠI
Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ, Dứa núi, Lỗ cổ tử, Sơn ba la, mạy lạ (Tày).
Tên khoa học: Pandanus tectorius Parkinson ex Du Roi, họ Dứa dại (Pandanaceae).
Tên đồng nghĩa: Pandanus fascicularis Lamarck; Pandanus odoratissimus Linnaeus f. var. sinensis(Warburg) Kanehira; Pandanus remotus H. St. John; Pandanus sinensis (Warburg) Martelli; Pandanus tectoriusvar. sinensis Warburg.
Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Ngọn non, rễ, quả.
Phân bố, sinh thái: Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Dứa dại được coi là loài đặc hữu của Việt Nam, cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng ẩm, nhất là dọc theo các bờ khe suối, ở độ cao dưới 500 m. Cây còn được trồng làm bờ rào ở nương rẫy.
Dứa dại có khả năng đẻ nhánh khoẻ, sau khi trồng được 1 - 2 năm, cây đã thành bụi lớn. Cây ra hoa quả hàng năm, nhưng chỉ thấy trên những thân cây lớn, không bị chặt phá.
Trồng trọt:
Dứa dại thỉnh thoảng được trồng làm hàng rào ở một vài nơi. Cây còn được trồng ở các vườn mẫu với mục đích đào tạo, nghiên cứu.
Cây rất dễ sống, chỉ cần đào hố, đặt một nhánh con hoặc một đoạn thân, phủ đất lại là có thể mọc thành cây. Không cần chăm sóc.
Thu hái, sơ chế: Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hoá học: Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.
Tính vị:
- Quả có vị ngọt, tính bình.
- Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát.
- Đọt có vị ngọt, tính hàn.
- Hoa có vị ngọt, tính lạnh.
Qui kinh: Đọt cây dứa rừng quy vào kinh Bàng quang, Tiểu trường, Phế và Tâm.
Công năng: Lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi)
Công dụng: Chữa chứng đái rắt, chữa lòi dom, lợi tiểu, chữa mất ngủ.
- Rễ dứa dại mới được dùng trong phạm vị kinh nghiệm dân gian, làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng, đái buốt, đái rắt, đái ra sỏi. Dùng ngoài giã đắp chữa gãy xương, lòi dom. Đọt non dứa dại chữa sỏi thận, kinh phong trẻ em.
Cách dùng, liều lượng: Liều dùng hàng ngày rễ 10 - 15g; đọt non 15 - 20g. Dùng ngoài, không kể liều lượng : Đọt non dứa dại và lá đinh hương, giã đắp chữa đinh râu.
Bài thuốc:
1. Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150ml.
4. Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml.
5. Chữa phù thũng: (Kinh nghiệm của nhân dân miền Nam): Rễ dứa dại 8g (nướng), rễ cau non 4g, vỏ cây đại 8g (sao vàng), hương nhu 8g, tía tô 8g, hoắc hương 8g, hậu phác 12g, rễ si 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn l00ml uống làm 2 lần trong ngày.
6. Chữa gãy xương: Rễ dứa dại, lá xoan non, ngải cứu, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, củ nghệ. Mỗi thứ một nắm nhỏ. Giã nát trộn với lòng trắng trứng gà, đắp bó.
7. Chữa phù thận, đái dắt, đái ít, nước tiểu vàng đục: Rễ dứa dại 400g, râu ngô 300g, trấu gạo nếp l00g (sao thơm), củ sả l00g, nõn tre 50g, cam thảo dây 20g. Tất cả nấu với 2 lít nước, cho sôi kỹ trong 30 phút. Lọc, bỏ bã, thêm đường. Người lớn mỗi lần uống 200 - 300ml, ngày 2 lần. Trẻ em mỗi lần 100 - 150ml. Một đợt điều tri là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, tiếp tục đợi sau cho khỏi hẳn (Bệnh viện Ba Vì , Hà Nội).
8. Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn.
9. Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
10. Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi 7 miếng cỡ 4cm x 6cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.
11. Chữa kinh phong trẻ em: Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá dâm hôi hoặc nhọ nồi, lá xương sông, búp mít mật mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hoà vào một cốc nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm đường, cách 2 giờ uống một lần. Liều lượng cứ mỗi tuổi uống 1 thìa cà fê.
Có thể gia giảm như sau: có đờm khò khè thêm chua me và xương sông; nóng sốt nhiều thêm đọt dứa và búp mít; co giật thêm dâm hôi; đái ít, táo bón thêm đào nhân.
Chú ý:
- Hầu hết các bộ phận của cây dứa rừng đều có tính lạnh, do đó nên thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn.
- Cây dứa dại được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh – đặc biệt là bài thuốc chữa sỏi thận. Tuy nhiên tác dụng thu nhỏ kích thước sỏi của vị thuốc này chưa thực sự được chứng minh trên phương diện khoa học. Vì vậy bạn nên hỏi thầy thuốc trước khi thực hiện để phòng ngừa những rủi ro không đáng có.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza