Logo Website

GẤC

29/07/2020
Gấc có tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Công dung: dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà.

GẤC

Tên khác: Mộc miết (木鳖), mác khẩu (Tày), má khẩu (Thái), đìa tả piếu (Dao), Muricic (Pháp), Cochinchina Momordica (Anh)

Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). 

Tên đồng nghĩaMomordica macrophylla Gage; Momordica meloniflora Hand.-Mazz.; Momordica mixtaRoxb.; Muricia cochinchinensis Lour.; Zucca commersoniana Ser.

Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. 

Dân gian còn chia gấc nếp và gấc tẻ:

- Gấc nếp: có ruột màu đỏ, ăn không ngấy, quả to, rất sai quả, gai quả dày và có nhiều hạt.

- Gấc tẻ: có ruột màu vàng, quả nhỏ, gai quả thưa và ít hạt.

Phân bố, sinh thái:

Ở Việt Nam, gấc được trồng từ lâu đời trong nhân dân. Cây trồng có giống quả chín màu đỏ và giống quả màu vàng. Giống quả vàng hiện thấy trồng ở một số vùng núi thuộc thỉnh Lai Châu và Sơn La. Giống quả đỏ có 2 loại: quả to và quả nhỏ, đều được trồng nhiều ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Gấc thuộc loại cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện được chăm sóc tốt và có đủ giá thể leo. Hàng năm, sau khi quả được thu hoạch, cây có hiện tượng rụng lá. Để tạo điều kiện cho cây ra nhiều chồi khoẻ, người ta thường chặt bỏ toàn bộ phần thân leo, chỉ chừa lại phần gốc, vói mục đích tạo ra thế hệ cây chồi mới, có sức sống mạnh mẽ hơn.

Trồng trọt:

Gấc được trồng phân tán khắp nơi như góc sân, cạnh bờ ao, đầu ngõ… Mỗi gia đình thường trồng 1-2 giàn để lấy quả.

Nhân giống gấc bằng hạt hoặc cành giâm. Trong thực tế người ta ít ưồng bằng hạt vì cây lâu cho quả, năng suất thấp và phẩm chất kém.

Muốn trồng gấc có hiệu quả, vào cuối năm, sau khi thu họạch quả, người ta đốn cây và chọn cành bánh tẻ của cây 2-3 tuổi, cắt thành những đoạn dài 40-50cm, khoanh tròn lại rồi trồng vào hốc đã chuẩn bị sẵn. Hố đựợc đào sâu 50 - 60cm, rộng mỗi bề 50cm. Dùng phận chuồng, mùn rác mục trộn lẫn với đất tốt (đất bùn ao phơi khô) lấp đầy gần miệng hố. Đặt hom giống, lấp đất dày 3-5cm, dùng rơm rác phủ và tưới ẩm. Chú ý không tưới quá nhiều, hom giống dễ bị thối. Khi cây mọc, cần phát hiện sâu cắn mầm. Khi mầm cao 40-50cm, tiến hành làm giàn hoặc lợi dụng những cây cao xung quanh cho cây leo. Giàn phải rộng, đủ ánh sáng, quả mới nhiẻu, ít bị thối, rụng. Khi cây lên giàn cũng là thời kỳ trời mưa nhiều, cần vun cao gốc để ưắnh nước đọng. Tốt nhất là bổ sung thêm phân chuồng, tro bếp rồi dùng đất phủ cao. ở thòi kỳ cây sinh trưởng, chú ý tỉa bớt chồi bên, lá ở chỗ quá đày, điều chỉnh cho cây leo đểu ra các phía.

Năm đầu, cây đã có quả nhưng ít, càng về sau quả càng nhiẻu. Quả chín đến đâu thu đến đó. Sau khi thu hết quả, cần đốn bỏ thân lá, chỉ để lại đoạn gốc dài chừng 50 - 60cm. Sang xuân, cây lại tái sinh. Hàng năm, gấc cần được bón thúc ít nhất 2 lần, mỗi lần 10-15kg phân chuồng vào tháng 3 - 4 và trước lúc cây ra hoa. Ngoài ra, có thể tưới thêm nước phân chuồng, nước giải pha loãng giữa 2 lần bón thúc và trong quá trình quả lớn.

Gấc ít có sâu bệnh. Cây trồng trên đất tốt, được chăm sóc chu đáo, có thể sống và cho quả trong 10-15 năm.

Thu hái: Trồng bằng hạt hay giâm cành vào các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả. Khi quả gấc chín đỏ cần thu hoạch chúng, thường vào tháng 9-12.

 chế: Hạt gấc tươi đem sấy hoặc phơi khô sau đó bóc bỏ màng hạt ra riêng. Màng hạt sau khi được tách ra thì đem tán nhỏ rồi ép lấy dầu.

Bảo quản: Dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bộ phận dùng: Màng hạt, nhân hạt (Mộc miết tử - Semen Momordicae), rễ. 

+ Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bốc vỏ màng và chế biến khô. 

+ Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. 

+ Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.

Thành phần hoá học : Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid α-elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là β-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng β-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.

Tác dụng dược lý:

Dầu gấc có hàm lượng ß-caroten rất cao, ß-caroten tiền vitamin A dưới tác dụng của men carotenase  có trong gan và thành ruột, một phân tử p caroten được chuyển thành 2 phân tử vitamin A, nhưng trên thực tế, hiệu suất lý thuyết đó không bao giờ đạt được trong cơ thể sinh vật. Do đó, liều dùng của ß-caroten thường gấp đôi liều dùng vitamin A. Vitamin A rất cần cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hoá lipid, nguyên tố vi lượng và phosphor; nó duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc, với sự có mặt của vitamin A, các tế bào biểu mô được kích thích để sản sinh ra chất nhầy và nếu thiếu vitamin A, các tế bào biểu mô này sẽ teo đi thay vào đó là các tế bào sừng hoá, điển hình là bệnh khô mắt (xérophtalmie), tế bào giác mạc bị sừng hoá làm mất độ trong suốt của giác mạc dẫn tới mù loà.

Trong phạm vi thị giác, vai trò của vitamin A đã được xác định rõ, nó tham gia vào sự hình thành chất rhodopsin, một chất nhạy cảm vói ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc (bâtonnets de la rétime) giữ vai trò quan trọng trong thị giác lúc hoàng hôn; nếu chế độ ăn uống thiếu vitamin A, thì nồng độ chất rhodopsin ở võng mạc sẽ giảm xuống, các que võng mạc có biến đổi về hình dạng dẫn tới những rối loạn về thị giác nhất là lúc hoàng hôn như trong bệnh quáng gà (héméralopie). Vitamin A còn là một yếu tố cần cho sự sinh trưởng. Những phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin A lớn hơn người thường. Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm khuẩn ờ mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em và trong bệnh lao phổi. Vitamin A và dầu gấc có tác dụng làm lành các vết thương vết bỏng và các ổ loét. Viện Quân y 108 đã phối hợp với Bộ môn Di truyền Trường đại học Tổng Hợp Hà Nội tiến hành xác định tác dụng của dầu gấc lên men thuộc chủng Mortimer (Mỹ) nhạy cảm với tia xạ. So với đối chứng, dầu gấc có khả năng phục hồi rõ rệt và làm bền vững các nấm men đã bị nhiễm xạ.

Năm 1990, Hà Vãn Mạo, Đinh Ngọc Lâm và cộng sự đã có nhận xét về Gacavit (chế phẩm dầu gấc) được thực nghiệm trên súc vật thí nghiệm và trên ngưòi bệnh, có khả năng sửa chữa những rối loạn của nhiễm sắc thể, các khuyết tật của phôi thai do dioxin gây nên trên động vật thí nghiệm và khả năng phòng ngừa ung thư cho những người bị bệnh xơ gan. Như vậy chắc chắn các ch ế phẩm dầu gấc rất có íc h cho những người tiếp xúc nhiều với các tia xạ độc hại, các hoá chất độc và những người viêm gan virus B.

Dịch ngâm cồn - nước của hạt gấc thí nghiệm trên chó, mèo và thỏ gây mê đều có tác dụng hạ huyết áp, nhưng do độc tính quá lớn nên dù tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt thì sau khi tiêm vài ngày súc vật đều chết. Saponin từ hạt gấc tiêm tĩnh mạch cho chuột cống trắng làm hạ huyết áp trong một thời gian ngắn, kích thích hô hấp và tăng nhanh nhịp tim. Nếu tiêm vào động mạch đùi của chó thì lưu lượng máu ở chi dưới tăng nhanh trong một thời gian ngắn, hiệu lực bằng khoảng 1/8 hiệu lực của papaverin. Đối với tim ếch cô lập và tá tràng cô lập thỏ, saponin có tác dụng ức chế, nhưng với nồng độ cao lại gây co thắt, không thể hồi phục được. Cho chuột cống trắng uống hoặc tiêm dưới da saponin có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột do carragenin gây nên. Đối với hồng cầu thỏ, saponin làm tan máu (dung huyết). Trên chuột nhắt trắng, LD50của saponin từ hạt gấc bằng đường tiêm tĩnh mạch là 32,3mg/kg và bằng đường tiêm phúc mạc là 37,3mg/kg.

Hai glucosid chiết tách từ rễ gấc đã được chứng minh với liều 25mg/kg có tác dụng hạ đường huyết trên những chuột cống trắng bị bệnh đái đường thực nghiệm do lẳreptozoíocin gây nên. Chất momorcochin, một glycoprotein từ thân củ gấc tưoi có tác dụng gây sẩy thai.

Tính vị, quy kinh

Hạt gấc: có vị đắng, tính ngọt. Quy vào kinh can, tỳ, vị.

Màng hạt: có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh can, tỳ, vị.

Công dụng, cách dùng:

+ Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc. 

+ Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bơi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng). 

+ Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.

+ Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam. 

+ Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.

Bài thuốc:

1. Hỗ trợ điều trị mờ mắt, khô mắt, bổ mắt, làm sáng da, trẻ em chậm lớn do thiếu vitamin A: Mỗi ngày dùng khoảng 10g (2 muỗng cà phê) dầu gấc trộn với thức ăn đã nấu chín hoặc uống. Nếp dùng dầu gấc nguyên chất thì chỉ sử dụng 8 giọt cho trẻ em.

2. Chữa quai bị: 3 – 4 hạt gấc đem đốt thành than, chiếu rách 5g đốt thành than. Đem hai vị thuốc trên trộn đều với nhau rồi pha với dầu vừng để bôi vào vị trí sưng.

3. Chữa tụ huyết do chấn thương: 50 hạt gấc đốt thành than rồi giã nhuyễn, cho vào ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng khoảng hai tuần. Mỗi lần dùng lấy 10-15ml ra xoa bóp đều lên vùng bị chấn thương.

4. Chữa mụn nhọt, sưng tấy: Hạt gấc đi giã nát rồi trộn với một lượng rượu vừa đủ, dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị mụn nhọt.

5. Làm đẹp da mặt: Rửa mặt thật sạch sau đó dùng khoảng 5ml dầu gấc để massage nhẹ nhàng lên da từ 15-20 phút cho dầu thấm đều vào da. Chờ thêm khoảng 30 phút và rửa lại bằng nước ấm.

6. Chữa mụn trứng cá:Dùng cùi quả gấc một lượng vừa đủ đem đi dằm nhuyễn, cho thêm vài giọt nước cốt chanh vào. Dùng hỗn hợp bôi lên mặt và để trong vòng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

7. Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40° đắp lên chỗ sưng đau.

8. Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp để suốt đêm.

9. Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hoà với rượu ấm uống lúc đói.

Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)

- theplanlist.org

- efloras.org