Giữa thể trọng, kinh nguyệt và sự rụng trứng của người phụ nữ có mối quan hệ tương quan với nhau không?
Giữa thể trọng, kinh nguyệt và sự rụng trứng của người phụ nữ có mối quan hệ tương quan với nhau không?
Câu trả lời là có liên quan với nhau. Một trong những thay đổi quan trọng nhất ở thời kỳ dậy thì của bé gái là những thay đổi về thể trọng và hình dáng cơ thể. Toàn bộ thể trọng trong thời kỳ dậy thì dường như tăng gấp đôi. Lượng mỡ trong cơ thể của người con gái tăng 122%, tổng trọng lượng của nó gấp ba lần so với nam giới; lượng cơ thịt chỉ tăng 44%, tổng trọng lượng bằng 2/3 so với nam giới. Tỷ suất giữa mỡ và cơ thịt từ 1/5 tăng lên 1/3. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng với những cô gái cao 1,65 m thì thể trọng phải đạt ít nhất 49 kg. Lượng mỡ trong cơ thể phải đạt 17% tổng trọng lượng cơ thể thì mới bắt đầu thấy kinh được. Khi đã có kinh nguyệt thì lượng mỡtrong cơ thể phải đạt được 22%-26% trọng lượng cơ thể. Lượng mỡ này chủ yếu phân bố ở bầu vú, bụng, mông, đùi.
Thực tế đã chứng minh rằng thể trọng hoặc lượng mỡ trong cơ thể thích hợp là điều kiện cần thiết để duy trì công năng bình thường của buồng trứng. Ví dụ, tuổi bắt đầu thấy kinh của thiếu nữ phương Tây thế kỷ thứ 19 là 15,5; còn hiện nay là 12,6. Điều này có liên quan đến việc nền kinh tế của các nước phương Tây phát triển, chế độ dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ khiến thể trọng cũng được tăng sớm. Tại châu Á, các cô gái thành thị sẽ thấy kinh sớm hơn các cô gái ở nông thôn; các cô gái béo sẽ thấy kinh sớm hơn các cô gầy. Những cô gái mắc bệnh chán ăn, thể trọng giảm đến một mức độ nhất định cũng sẽ bị mất kinh. Khi thể trọng quá thấp thì người phụ nữ sẽ không thể đảm đương được gánh nặng của việc mang thai và sinh đẻ.
Y học thường lấy chiều cao của cơ thể (tính bằng cm) trừđi 105 để lấy thể trọng tiêu chuẩn trung bình (kg). Thể trọng thực tế nếu chênh lệch trong phạm vi 10% so với thể trọng tiêu chuẩn trung bình thì được coi là bình thường. Cũng có thể tính bằng chỉ số thể trọng (BMI) (thể trọng (kg)/bình phương chiều cao cơ thể (m)). BMI = 19-24 là bình thường.
Nguồn: Ngô Đức Khải (2008), Các vấn đề liên quan đến phụ nữ, Sưu tầm và biên tập
Bài viết Phụ nữ khác
- Thông tin cho các bà mẹ sắp sinh nở
- Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già?
- Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi đã mãn kinh?
- Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh?
- Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay progestagen hay không?
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá trình trị liệu bằng hoóc môn?
- Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào?
- Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh không?
- Có mấy phương pháp điều trị bằng hoóc môn? Lựa chọn như thế nào?
- Hiện có loại thuốc nào là chế phẩm của progestagen?
- Hiện nay có những loại thuốc nào là chế phẩm của oestrogen?
- Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị oestrogen như thế nào?
- Phương pháp điều trị oestrogen có tác dụng phụ gì?
- Thế nào là phương pháp điều trị oestrogen?
- Những loại thuốc nào có lợi cho sự trì hoãn tuổi già, phòng ngừa bệnh tật?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi như thế nào đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải chú ý chăm sóc da như thế nào?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nên rèn luyện thân thể như thế nào cho khoa học?
- Thế nào là sự ăn uống hợp lý ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
- Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh làm thế nào để hình thành thói quen vệ sinh tốt?